forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
taydoc
taydoc
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Tổng số bài gửi : 50
Thanks! : 1
Join date : 08/09/2009

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp Empty Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

14/10/2009, 4:28 pm
new Asset.css('http://bacvietluat.vn/home/plugins/content/ja_tabs/ja_tabs.css', {id: 'myTabs', title: 'myTabs'});



Chỉ mục bài viết
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Quyền Tác giả quyền liên quan
Quyền liên quan
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
Nhượng quyền tác giả
Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp
Thiết kế bố trí
Bảo hộ nhãn hiệu
Bảo hộ tên thương mại
Chỉ dẫn địa lý
Bí mật kinh doanh
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Thủ tục xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Đơn quốc tế và xử lý đơn quốc tế
Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
Chuyển quyền sở hữu công nghiệp
Chuyển giao quyền sở hữu với sáng chế
Đại diện sở hữu công nghiệp
Bảo hộ giống cây trồng
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tất cả các trang
Trang 16 của 24



MỤC 2
ĐƠN ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP



Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp
đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật
này;
c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp
đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được
làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn
ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà
nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
a) Giấy uỷ quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.



Điều 101. Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng
bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ trường hợp
quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Mỗi đơn đăng ký có
thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền
giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ
thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.
3. Mỗi đơn
đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho
nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Các
kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý
tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện
chung một mục đích;
b) Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc
nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng
sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công
nghiệp đó.
4. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá,
dịch vụ khác nhau.



Điều 102. Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế
1. Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao
gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm
phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.
2. Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó
người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể
thực hiện được sáng chế đó;
b) Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;
c) Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
3. Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu
hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và
phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ.
4. Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.



Điều 103. Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
1. Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký
kiểu dáng công nghiệp gồm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh
chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm
phần mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp.
2. Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bộc lộ đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của
kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so
với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh
chụp hoặc bản vẽ;
b) Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
gồm nhiều phương án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án
và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt giữa phương án cơ bản với các phương
án còn lại;
c) Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng
ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ
kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.
3. Phạm vi bảo hộ
kiểu dáng công nghiệp phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo
hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp
tương tự đã biết.
4. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.



Điều 104. Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định thiết kế bố trí cần bảo hộ trong đơn đăng ký thiết kế bố trí bao gồm:
1. Bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí;
2. Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí;
3. Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.



Điều 105. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
a) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của
nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có
từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm;
nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng
Việt.
3. Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải
được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về
phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn
hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
4. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
đ) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
5. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
b) Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
c) Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
d) Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
đ) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.



Điều 106. Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:
a) Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
c) Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo
nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây
gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);
d) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
đ) Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
2. Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
b) Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
c) Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 của Luật này;
d) Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;
đ) Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc
danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79
của Luật này;
e) Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.



Điều 107. Uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
1. Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy
trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải
được lập thành giấy uỷ quyền.
2. Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
b) Phạm vi uỷ quyền;
c) Thời hạn uỷ quyền;
d) Ngày lập giấy uỷ quyền;
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.
3. Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô
thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ
quyền.

Nguồn .....bacvietluat.vn
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết