forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
solsol
solsol
THÀNH VIÊN 100
THÀNH VIÊN 100
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 160
Thanks! : 5
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : HN

André Breton & chủ nghĩa siêu thực Empty André Breton & chủ nghĩa siêu thực

5/11/2009, 8:54 am
Đỗ Lai Thúy

Chủ nghĩa siêu thực (surréalisme) là một trào lưu nghệ
thuật xuất hiện vào những năm 20 thế kỷ XX ở Pháp. Chủ nghĩa siêu thực,
một mặt dựa vào triết học trực giác của Bergson, mặt khác dựa vào phân
tâm học của Freud. Thậm chí, nhiều luận điểm của chủ nghĩa siêu thực
ngày nay người ta thấy còn rất gần với tư tưởng Thiền.

Chủ nghĩa siêu thực có nguồn gốc từ chủ nghĩa lãng
mạn thần bí Đức, đặc biệt là Novalis, và một số nhà thơ như
Lautréamont, G.Apollinaire và họa sĩ G.Chirico. Nhưng chủ nghĩa siêu
thực chỉ thực sự hình thành với André Breton và các bạn của ông sau khi nhóm Dada tan rã vào năm 1924. Cũng năm này, tạp chí Cách mạng siêu thực (La
Révolution surréaliste), cơ quan phát ngôn của nhóm, được thành lập. Ra
đời trong môi trường văn học, nhưng chủ nghĩa siêu thực có ảnh hưởng
rộng rãi đến hội họa (S. Dali, S. Miro...), điện ảnh (J. Cocteau, W. R.
Benet...). Tư tưởng mỹ học của chủ nghĩa siêu thực được trình bày trong
những bản Tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực do nhà thơ André Breton
(1896-1966) và trong những tác phẩm có tính cương lĩnh của các lý
thuyết gia của nó, như L.Aragon, Ph.Soupault...

Các nhà siêu thực kêu gọi giải phóng cái tôi khỏi
“gông cùm” của lô-gích, lý trí, đạo đức và mỹ học truyền thống, bị coi
là sản phẩm quái gở của nền văn minh tư sản, cản trở khả năng sáng tạo
của người nghệ sĩ. Vậy nên, theo các nhà siêu thực, hiện thực chân thực
nhất, hiện thực tuyệt đối - tức siêu thực - là hiện thực bị “cầm tù”
trong vô thức, cần phải được giải phóng và được thể hiện trong tác phẩm
nghệ thuật.

Cơ sở phương pháp sáng tạo của chủ nghĩa siêu thực,
theo A.Breton, là “sự tự động của tinh thần thuần túy nhằm mục đích thể
hiện bằng lời nói, hoặc chữ viết, hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào khác
sự hoạt động hiện thực của tư tưởng. Các tư tưởng được tự do bộc lộ,
không phải chịu bất kỳ một sự kiểm soát nào của lý trí, hay của những
thành kiến đạo đức và thẩm mỹ”. Nhà nghệ sĩ, bởi vậy, cần phải dựa vào
kinh nghiệm của những biểu hiện vô thức như giấc mơ, ảo giác, sự mê
sảng, hồi ức ấu thời, linh ảnh thần bí..., “nhờ vào đường nét, mảng
khối, hình thể và ánh sáng, nghệ sĩ phải cố gắng thâm nhập vào phía ấy
của con người, phải đạt được sự vô hạn và sự vĩnh cửu”. Hiệu quả của sự
tác động thẩm mỹ của tác phẩm siêu thực dựa trên sự tuyệt đối hóa có ý
thức nguyên tắc đối lập nghệ thuật. Xuất phát từ luận điểm của nhà thơ
P. Reverdi cho rằng hình ảnh xuất hiện từ “sự xích lại gần nhau của
những hiện thực cách xa nhau”, các nhà siêu thực xây dựng tác phẩm hoàn
toàn dựa trên những thủ pháp như sự tương tự, cái nghịch lý, sự bất
ngờ, sự thống nhất những cái không thể thống nhất được. Từ đó ở tác
phẩm xuất hiện một bầu không khí nghệ thuật đặc biệt, có tính huyền ảo,
phi lý...

Như vậy, nổi bật lên giữa các trào lưu cách mạng
trong nghệ thuật và văn chương của thế kỷ XX, chủ nghĩa siêu thực đã
làm đảo lộn các giá trị trí tuệ và siêu thăng các khác biệt giữa những
loại hình mỹ học. Trước hết, nó say mê những cái vượt quy củ, bất kể
mực thước. Từ đó, nó thường sử dụng lối viết tự động và thủ pháp dán
ghép, cũng như các kỹ xảo ngôn ngữ và hình ảnh khác.

Trong thơ, chủ nghĩa siêu thực là hậu thân của chủ
nghĩa tượng trưng, nhưng đặc biệt nhấn mạnh đến những hình ảnh cô biệt,
những kết hợp phi lý. Thủ lĩnh và phát ngôn nhân đầu tiên của trào lưu
thơ siêu thực là André Breton. Ông sinh năm 1896 ở Orne, học Y khoa và
sống đời quân ngũ, tham gia câu lạc bộ Apollinaire. Từ 1919 đến 1924,
trở thành lý thuyết gia siêu thực, tác giả của ba bản Tuyên ngôn (1924;
1930; 1942). Nhân vật quan trọng thứ nhất bên cạnh Breton là nhà thơ,
tiểu thuyết gia rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, Louis Aragon. Mặc
dù có vị thế quan trọng như vậy, nhưng sau Aragon lại từ bỏ chủ nghĩa
siêu thực trở về với văn chương truyền thống kiểu Balzac. Những ngôi
sao nổi tiếng khác như Tristan Tzara, Philippe Soupault, Jacques
Prévert... Có những người theo chủ nghĩa siêu thực nhưng không hoàn
toàn tuân thủ các nguyên tắc của nó, nhưng cũng rất nổi tiếng như
Federico Garcia Lorca (Tây Ban Nha), Anais Nin, Henry Miller, Charles
Henry Ford (Mỹ), Hugh Sykes Davies, Dylan Thomas (Anh), St.J.Perse,
Paul Eluard (Pháp)...

Trong hội họa, thủ lĩnh của phong trào là Salvador
Dali (1904-1989), sau đó là René Magritte, Max Ernst và Frida Kahlo.
Dali là họa sĩ Tây Ban Nha nhưng sống và hoạt động ở Pháp. Đây là một
người sáng tạo đã gây ra cho khán giả sự sửng sốt vì những hình ảnh -
giấc mơ của hội họa siêu thực. Những họa sĩ khác như Pablo Picasso,
Marcel Duchamp, Paul Klee, André Masson, Pavel Tchelitchew... là bạn bè
của chủ nghĩa siêu thực, nhưng họ lại nổi tiếng nhờ sự thử nghiệm những
loại hình mới. Dường như thành một thông lệ, các họa sĩ siêu thực thích
làm thơ, còn các nhà thơ thì lại thích vẽ. Điều này chứng tỏ rằng nội
dung sáng tác và thủ pháp nghệ thuật của thơ và họa siêu thực rất gần
gũi nhau: thi trung hữu họa, họa trung hữu thi.

Trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, tuy không có chủ
nghĩa siêu thực, nhưng bút pháp hoặc thi pháp siêu thực thì đã được các
nhà thơ sử dụng và đạt được những thành công nhất định. Người ta có thể
thấy được điều đó đậm nhạt ở Hàn Mặc Tử trong tập Thơ điên, ở Nguyễn Xuân Sanh trong Xuân Thu Nhã Tập, ở Nguyễn Đình Thi với những bài thơ không vần, ở Hoàng Cầm trong Về Kinh Bắc, ở thơ Ngô Kha và đặc biệt trong ca từ Trịnh Công Sơn...

Trước đây, do có lúc quá đề cao chủ nghĩa hiện thực,
như một giá trị duy nhất, nên chúng ta có phần hạ thấp chủ nghĩa siêu
thực. Tệ hơn, là hiểu nhầm, hiểu không đúng nó, do thói “khinh nhi viễn
chi”. Hy vọng là với việc trích dịch giới thiệu hai trong số ba Tuyên
ngôn của chủ nghĩa siêu thực và bài viết về Chủ nghĩa siêu thực và hội họa của André Breton của Văn học nước ngoài lần
này, bạn đọc, nhất là các nhà làm văn học, sẽ thức nhận lại chủ nghĩa
siêu thực, đi sâu vào tìm hiểu nó. Bởi, tuy không còn tồn tại nữa,
nhưng chủ nghĩa siêu thực là một chặng đường tự nhận thức quan trọng
của văn học với những bài học lịch sử quý giá của nó. Hơn nữa, siêu
thực tuy không tồn tại như một chủ nghĩa, nhưng văn học hiện đại không
thể thiếu nó với tư cách là những yếu tố...

(Bài viết trên đây là Lời giới thiệu của Đỗ Lai Thúy cho chuyên đề về Chủ nghĩa siêu thực, tạp chí Văn học nước ngoài, số 5, tháng 9-10/2004.)
solsol
solsol
THÀNH VIÊN 100
THÀNH VIÊN 100
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 160
Thanks! : 5
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : HN

André Breton & chủ nghĩa siêu thực Empty Re: André Breton & chủ nghĩa siêu thực

5/11/2009, 8:56 am
Trường phái Siêu thực (siêu hiện thực) và nhiếp ảnh -

Chủ nghĩa Siêu thực Chính xác hơn là siêu hiện thực ) được sáng lập bởi
những thanh niên bị cú sốc mạnh của Thế chiến thứ nhất đã biến chiến
trường Verdun thành một lò sát sinh và một nấm mộ tập thể. Họ chống văn
minh, tư bản, chống khoa học, kỹ nghệ đã sáng chế ra những khẩu đại bác
sát nhân (nhưng họ quên những phát minh có ích lợi cho con người). Họ
muốn quay về với thiên nhiên hoang dại, cảnh vật điêu tàn hoang phế
(tranh Dalí), mộng mị (Freud), siêu hình, dị đoan (cầu cơ / tables
tournantes), phương Đông huyền bí, châu Phi, Oxêani man rợ, v.v... Tập
thơ "Điêu tàn" của Chế Lan Viên (http://www.thivien.net/viewpoemgroup.php?ID=18)-
Nhóm văn nghệ sĩ phản chiến ở Huế như Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc
Tường, Ngô Kha, Bửu Chỉ... có nhiều nét tương đồng với nhóm văn nghệ sĩ
siêu thực ở Paris. Họ cũng muốn quay về một "quê hương thần thoại"
thanh bình, cổ kính, nguyên thủy, đông Phương... dù họ sử dụng các chất
liệu du nhập từ phương Tây để sáng tạo . Trịnh Công Sơn sáng tác những
tình khúc ảo não (mưa vẫn mưa rơi trên tầng tháp cổ, như cánh vạc về
phía xa xôi...), rồi nhạc phản chiến, rồi nhạc "thiền". . Tập thơ Lá
của Văn Cao, Bức tranh "Hào" của Nguyễn Sáng …đấy là những ví dụ của
chủ nghĩa Siêu thực tại Việt nam

Hoạ sĩ nổi tiếng với chủ nghĩa siêu thực là Salvador Dali người Tây Ban nha. Về hội hoạ xin dẫn một bức tranh nổi tiếng của ông
Bức "La persistencia de la memoria" hay "The Persistence of Memory
"-"Sự dai dẳng của ký ức " co ngưòi dịch là "Kỷ niệm sống hoài" Dali
hoàn thành năm 1931
André Breton & chủ nghĩa siêu thực Wol_errorThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768.
André Breton & chủ nghĩa siêu thực 3Salvador-Dali-Persistence-Of-Memory

Sự dai dẳng của ký ức thể hiện với những chiếc đồng hồ méo mó bị
chảy,mềm Đây như một cái gì đó giằng xé trong tâm can, là những giấc mơ
nối liền thực tại với hàng triệu năm về trước và hàng triệu năm chưa
đến. Thời gian mềm rũ rượi trong những giấc mơ, hiện tại, tương lai và
quá khứ giành giật nhau những mẩu ký ức còn sót lại sau những tô cháo
lú của cuộc sống mà muốn hay không muốn người ta cũng sẽ phải có lần
phải thử.
Ba chiếc đồng hồ, ba «thời gian », giằng xé nhau, không tương thích
nhau- Họa sỹ dường như muốn nói về những cái đã qua, những gì đang có
và những điều chưa đến? Quá khứ chênh vênh, tương lai mong manh đều
chẳng nằm trong tầm với của con người, chỉ có hiện tại luôn đè nặng
trên bức chân dung méo mó dường như tan chảy trên nền nâu của đất núi
và vàng của ráng mây và xanh thẳm của bầu trời.

Một bức ảnh khác của Dali cũng rất nổi tiếng là bức "Swans reflecting elephants"Dali vẽ năm 1937
André Breton & chủ nghĩa siêu thực Wol_errorThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x576.
André Breton & chủ nghĩa siêu thực Salvador%20Dali%20Swans%20Reflecting%20Elephants
Bức họa về những chiếc bóng của những con thiên nga. Những con thiên
nga và những cành cây soi bóng xuống hồ nước, cũng là bóng, nhưng là
những tấm ảnh màu, núi không có bóng, những đám mây hình nhân cũng
không có bóng, con người đứng quay mặt về phía không có bóng cũng không
có bóng. Nắng chỉ đổ bóng vào những cành cây hình thù kỳ lạ và những
con thiên nga đang xòe cánh. Bóng cây đổ xuống hồ, bóng những con thiên
nga đổ xuống hồ, mặt nước tĩnh lặng. Bóng của những con thiên nga duyên
dáng là những chiếc tai voi thô ráp, “Swans Reflecting Elephants“.Chiếc
bóng của những điều được quy ước là biểu tượng của cái đẹp mềm mại
(Những con thiên nga) lại là một vật được biểu tượng cho sự to lớn, cho
sức mạnh. Đó là “hình và bóng“ hay chỉ là sự nhiễu loạn do không thể
tồn tại sự cô đơn tuyệt đối? Khi chú tâm vào những con thiên nga người
ta sẽ không thấy những con voi, khi chăm chú vào những con voi người ta
sẽ quên đi những con thiên nga. Nhìn và nghĩ về thiên nga-Cái đẹp thì
sẽ không thấy cái mạnh cái to lớn, ngược lại khi ta tập chung đến con
voi-Cái mạnh thì Cái đẹp biến mất! Hai mặt của một vấn đè nhưng không
bao giờ cùng tồn tại trong ý niệm mỗi người !!!! Dali bất tử!!!

Chủ nghĩa siêu thực trong nhiếp ảnh cũng rất mạnh và ngưòi tác động
trực tiếp cũng vẫn là Dali – Khá nhiều nhiếp ảnh gia đã đi theo hướng
sáng tác với trí tưởng tượng chứ không phải bằng thói quen đi săn ảnh
truyền thống. Trước khi tác phẩm được in lên phim thì bố cục, ánh sáng
thậm chí cả khoảnh khắc nữa đã ở trong đầu người chụp rồi và việc bấm
máy chỉ đơn thuần là thể hiện lại những gì đang diễn ra trong đầu thôi.
Hai trong nhiều nhiếp ảnh gia bị ảnh hưởng Dalí là Philippe Halsman và
Rommert Boonstra.
Bức ảnh "Dali Atomicus" do Philippe Halsman chụp năm 1948 sau 26 lần chụp đi chụp lại
André Breton & chủ nghĩa siêu thực Wol_errorThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 873x740.
André Breton & chủ nghĩa siêu thực 5%20Salvador%20Dali%282%29

Hình lớn hơn sau khi đã crop ở đây
http://www.kunsthausgraz.steiermark....tomicus_gr.jpg

26 lần chụp của Philippe Halsman với các đồng sự: Chiếc ghế bên trái do
vợ Halsman đứng cầm, 3 con mèo và xô nước do mấy người bạn ném và hắt
từ phải sang, hậu cảnh chính là Dalí đang nhảy lên với khung tranh và
bút vẽ, bên phải là bức tranh khoả thân vợ Dalí. Cái siêu thực ở đây
được lồng ghép trong cái vô thực, trong cả một mớ hỗn độn được bày xếp,
mọi thứ đều chuyển động


Được sửa bởi solsol ngày 5/11/2009, 8:58 am; sửa lần 1.
solsol
solsol
THÀNH VIÊN 100
THÀNH VIÊN 100
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 160
Thanks! : 5
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : HN

André Breton & chủ nghĩa siêu thực Empty Re: André Breton & chủ nghĩa siêu thực

5/11/2009, 8:57 am
Romment Boonstra sinh năm 1942-Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Hà Lan
Những bức ảnh của ông sẽ nói lên tất cả



André Breton & chủ nghĩa siêu thực 01


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 02


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 03


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 05


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 06


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 07


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 08


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 09


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 11


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 12


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 13


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 14


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 15


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 16


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 17


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 18


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 19


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 20


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 21


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 22


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 24


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 25


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 26


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 27


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 28


André Breton & chủ nghĩa siêu thực 29

VND tổng hợp cắt và dán
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

André Breton & chủ nghĩa siêu thực Empty https://www.youtube.com/watch?v=2l7t3Zg-5Y0

6/11/2009, 8:49 am
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

André Breton & chủ nghĩa siêu thực Empty Re: André Breton & chủ nghĩa siêu thực

6/11/2009, 8:53 am
Sponsored content

André Breton & chủ nghĩa siêu thực Empty Re: André Breton & chủ nghĩa siêu thực

Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết