forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
dongta
dongta
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Tổng số bài gửi : 95
Thanks! : 1
Join date : 08/09/2009

Tìm hiểu kỹ thuật đúc trống đồng Empty Tìm hiểu kỹ thuật đúc trống đồng

5/11/2009, 12:20 am
Tìm hiểu kỹ thuật đúc trống đồng
Lê Văn Dân

Trong những di tích lịch sử văn hóa thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương, trống đồng là sản phẩm rất độc đáo. Trong nền văn minh cổ trên thếgiới, không có một dân tộc nào để lại cho loài người một loại hình văn hóa vừa tuyệt vời vừa phong phú, mang bản sắc sáng tạo độc lập và biểu hiện đặc sắc như nghệ thuật trống đồng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ các vua Hùng.
Cho đến nay, Trống đồng vẫn là đề tài lớn đang được nhiều người tập trung nghiên cứu. Một di sản văn hóa của nhân loại (đúng là tác phẩm vĩ đại không
có lời) Bình Dương là 1 tỉnh thuộc MĐNB có số lượng trống đồng được phát hiện nhiều nhất (5 chiếc được phát hiện)... Như những trống đồng (đang được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng) phát hiện ở ấp Bưng Sình, xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên. Để góp phần tìm hiểu về chiếc trống đồng - xin đi vào một
khía cạnh nhỏ. Kỹ thuật đúc trồng đồng:
Nhìn bề ngoài, chúng ta thấy trống đồng có một số đặc điểm kỹ thuật như:
- Trống đồng kín 3 mặt.
- Hoa văn trang trí đều đặn cả trên mặt lẫn chung quanh thân trống.
- Giữa tang và thân trong trống có những cặp quai (2 cặp)
- Trống có đường cắt dọc từ mặt đến đáy chia thành 2 phần đều nhau.
- Mặt trong của trống là một khối tròn liền nhau.
Dựa vào những đặc điểm kỹ thuật này cho ta thấy rằng, trống đồng được chếtạo bằng cách đúc, tức làkhông phải gò, rèn, đục đẽo hay là cách gia công nào khác. Và nó có thể diễn ra các bước sau:
* Tạo mẫu: Muốn đúc một vật to nhỏ nào đó đều Phải có mẫu. Vật mẫu làm bằng đất! Đất là một nguyên liệu dễ tìm, dễ chế tác, dễ trang trí từ chi tiết cụ thể nhất. Nhưng xét thật kỹ các dấu vết đúc, nhất là ở bốn quai trống thì có thể thấy rằng vật mẫu làm bằng sáp ong là có khả năng hơn cả, vì sáp ong là nguyên liệu có nhiều ở nước ta, sáp ong có thể dùng nhiều lần tái sử dụng, dùng sáp ong sẽ lợi về kinh tế, lại ưu việt hơn về mặt kỹ thuật so với các nguyên liệu khác. Ưu thếcủa sáp là có thể đúc quai liền với thân.
Giai đoạn tiếp theo là làm khuôn.
* Tạo khuôn: Khuôn được làm bằng một loại đất Được chọn lọc và pha trộn với nhiều vật liệu khác gồm: đất bìa, đất non, đất sa dở, đất se lại, đất quang, đất bờ yến, đất áp, đất nghiền, đất giáp, đất giấy, đất thao.
Các loại đất nêu trên sẽ khác nhau giữa đất, than, trấu, rơm, giấy... nhưng cơ bản vẫn giống nhau về mục đích kỹ thuật, là làm cho khuôn bền, nhẹ, xốp dễ thoát hơi, mềm dễ ấn để in rõ hoa văn. Sau khi các loại đất đã được chuẩn bị, người thợ sẽ đắp vào thân 2 mảnh khuôn. Do khuôn có 2 mảnh, nên hiện nay trên thân trống còn hiện rõ hai đường chỉ đúc, khi ráp khuôn chạy suốt từ thân đến ngang mặt trống, cắt trống làm hai nửa cân xứng. Mặt trống là một mảnh khuôn riêng. Đến đây, việc làm khuôn đã hoàn tất.
Tiếp đến là sấy khuôn và sửa khuôn: Sau khi đã sửa lại hoa văn, cho khuôn vào than củi đốt nóng dần, không dùng lửa vì hơi nước bay nhanh sẽ gây ra hiện tượng nứt nẻ. Sấy khuôn đến khi màu đất gần như gạch mới thôi. Khuôn đã khô có thể ráp lại để rót, lúc này cần xem kỹ lại khuôn, chỗ nào nút, vỡ thì dùng đất lót sửa lại cho cẩn thận rồi mới ráp khuôn. Sau đó rót khuôn - đúc đồng.
Ngày xưa, ông cha ta chưa có phương tiện hiện đại, nhưng căn cứ vào cách tính: trọng lượng của vật đúc bằng cách cân lượng sáp ong tiêu hao khi làm mẫu. Cứ 100gr sáp phải cho 10kg đồng vào lò. Từ đó, cho biết trọng lượng đồng phải nấu cho trống làbao nhiêu. Đồng nẩu chảy rót đùn từ đáy lên đỉnh khuôn - rót như thế, nước đồng chỉ lên dến tang trống là đặc lại. Vì vậy, có thể dùng một lúc hai cách: rót ngang hông tang trống và rót trực tiếp vào đạo hơi trên mặt trống. Khi rót hết khả năng của ống rót tang trống (ống rót tang đã đầy nước đồng thì tiếp tục đưa nước đồng lên mặt khuôn để rót vào mặt trống). Như vậy, có 4 đạo ở hông tang trống (mỗi khuôn 2 đạo) và 7 đạo rót ở mặt trống.
Dựa vào trọng lượng sáp để tính trọng lượng đồng cần nấu. Mỗi nồi chỉ nấu được 30kg đến 40kg là vừa sức người khiêng. Khi đồng đã chảy loãng, chuyển ra các nồi chuyên nhỏ để đổ vào 4 đạo rót ở ngang hông. Sau đó, lại đổ vào nồi nhỏ nữa để đổ vào mặt trống. Trong suốt quá trình rót khuôn nước đồng trong lò chính luôn luôn giữ ở nhiệt độ cao để có thể tiếp ứng các nồi chuyên được thuận tiện. Sau khi, thực hiện đầy đủ quá trình rót, phải đợi nguyên liệu đồng nguội tự nhiên trong vài ngày mới gỡ khuôn. Đúc trống xong còn phải sửa chữa: tẩy nhẹ nhàng, khéo léo các đạo rót cho khỏi bị sứt và dính vào thành trống, đục các bavớ ở chỗ tiếp giáp các mối ráp khuộn. Đến đây là hoàn tất việc đúc trống.
Trình bày những suy nghĩ trên đây về cách đúc trống của ông cha ta cách đây gần 4.000 năm lịch sử, chúng tôi không chỉ xét riêng về mặt kỹ thuật, mà là tổng hợp toàn bộ những thành tựu của thời bấy giờ, đã đạt dược qua những phát hiện mới của khảo cổ học trong những năm gần đây. Đặc biệt, vấn đề được chúng tôi quan tâm nhiều hơn cả là nhưng cơ sở kinh tế nông nghiệp, đánh cá, chăn nuôi và một số nghề thủ công khác như làm dồ gốm, dệt vải, làm đồ mộc... nền tảng chủ yếu làm cho kỹ thuật đúc đồng thời bấy giờ phát triển cao.
Dù cho ông cha ta có dùng cách gì đi nữa, thì kỹ thuật đúc đồng thể hiện qua các trống Phú Chánh ở Bảo tàng tỉnh Bình Dương hay trống Ngọc Lũ, Miếu Môn, thạp đồng ĐàoThịnh... đã đạt đến đỉnh cao nhất thời bấy giờ. Mong rằng trong một ngày gần đây, giới khảo cổ học sẽ phát hiện thêm nhiều điều mới mẻ để bổ sung cho những nhận thức hôm nay và góp phần tích cực hơn nữa trong việc tìm hiểu những bí mật của lịch sử trong quá trình dựng nước và phát triển xã hội đến thời công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết