forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
dongta
dongta
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Tổng số bài gửi : 95
Thanks! : 1
Join date : 08/09/2009

Chất liệu trong tạo dáng công nghiệp Empty Chất liệu trong tạo dáng công nghiệp

16/9/2009, 6:17 am
I. Thạch cao

Thạch cao, tiếng Anh
là gypsum mà trong tự điển Bách Khoa Encarta Encyclopedia định nghĩa là
một loại chất khoáng rất phổ thông mang tên hóa học là calcium sulfat
(CaSO4 2H2O) Nó được tìm thấy trong đá vôi (limestone), và hầu như có
mặt ở mọi vùng trên trái đất.
Khoáng thạch cao là khoáng vật trầm
tích hay phong hóa rất mềm, với thành phần là muối canxi sunfat ngậm 2
phân tử nước (CaSO4.2H2O). Tinh thể hạt, bột... khối lượng riêng
2,31-2,33 g/cm³.
Thạch cao được dùng trong công nghiệp xi măng, gạch
men, giấy, kỹ thuật đúc tượng, bó bột. Khoáng thạch cao (gypsum,
CaSO4.2H2O) nung ở ~150°C nhận được "thạch cao khan", công thức là
CaSO4.0,5H2O). Sau đó "thạch cao khan" đem nghiền thành bột, nếu trộn
bột này với nước thì thành vữa thạch cao. Đem vữa thạch cao ở trạng
thái tươi đi đổ khuôn sau đó đợi ninh kết (sản phẩm thủy hóa lại là
CaSO4.2H2O và một phần chưa thủy hóa vẫn là CaSO4.0,5H2O) thì nhận được
vật liệu màu trắng có cường độ và độ ổn định nhất định (tên của dạng
vật liệu cuối cùng nhận được này thường được gọi một cách đơn giản là
"thạch cao").

Đặc điểm chung

Loại : Khoáng chất
Công thức hóa học : CaSO4•2H2O
Màu : Trắng tới xám, đỏ ánh hồng
Hành vi tạo tinh thể : Đồ sộ, phẳng. Tinh thể kéo dài hình lăng trụ.
Cấu trúc tinh thể : Đơn nghiêng
Độ bóc tách : 2 (66° và 114°)
Độ cứng Mohs : 1,5-2
Nước bong : Như thủy tinh đến như lụa hay ngọc trai
Phân cực ánh sáng : Không
Màu bột khi cọ xát : Trắng
Tỷ trọng riêng : 2,31 - 2,33
Khả năng nấu chảy : ?
Độ hòa tan : Không phản ứng với axít.

Ứng dụng của thạch cao

Thạch
cao được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sự phát triển của con người
bởi các tính năng của nó như: Làm thuốc trong y học, dùng làm thực
phẩm…và đặc biệt trong nghành xây dựng bởi các đặc tính cách nhiệt,
ngăn lửa, giảm tiếng ồn, chịu nước…tiện lợi, bền, đẹp, giảm chi phí khi
sử dụng.
Ngoài ra, Thạch cao còn được xem là loại vật liệu truyền
thống và thân thiện với con người và đã được thừa nhận trên toàn thế
giới.
Thạch cao hiện là vật liệu được sử dụng khá nhiều trong lĩnh
vực trang trí nội thất. Nét nổi bật của sản phẩm là đa dạng, đáp ứng
những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật như chống cháy, chống ẩm, cách âm
và tiêu âm.
Tấm thạch cao chống cháy có tính chất vật lý và hóa học
có khả năng chống cháy lên đến 2 tiếng tùy theo chiều dày cũng như số
lớp tấm lắp đặt cho vách. Loại tấm chống cháy thường được sử dụng cho
khu vực thoát hiểm và phòng lưu trữ dữ liệu, thông tin. Ngoài ra, sản
phẩm có khả năng chịu được trong môi trường ẩm ướt, thường sử dụng cho
nhà bếp, nhà tắm, khu vực có độ ẩm cao...
Mức độ cách âm của vách và
trần thạch cao phụ thuộc vào chiều dày tấm cũng như số lớp lắp đặt cho
vách và trần. Khả năng chống ồn của vách khoảng 70 dB do trên tấm có
những lỗ tán âm và phía sau được phủ lên một lớp giấy hút âm. Khả năng
tiêu âm lên đến hơn 70%.
Thạch cao hiện nay dễ kết hợp với đèn trang
trí nên có thể tạo được không gian kiến trúc hài hòa, bắt nhịp cùng với
cảnh quan xung quanh, có thể che giấu các hệ thống kỹ thuật công trình
như phần lạnh, điện, nước, đường truyền Internet… Với trần chìm, do đặc
tính dễ cắt, ghép, uốn cong nên có thể tạo được nhiều hình dạng đặc
biệt theo ý muốn như hình khối 3D dạng uốn lượn.
Nhờ trọng lượng
nhẹ, chỉ bằng khoảng 12% trọng lượng vách ngăn bằng tường gạch nên vách
thạch cao làm giảm đáng kể tính tải khi tính toán thiết kế kết cấu cho
công trình, giảm kích thước nền móng, tiết diện đà, cột, trọng lượng
thép chịu lực, có thể tiết kiệm khoảng 15% chi phí xây dựng cho cả công
trình. Thạch cao nhẹ cũng dễ vận chuyển, không mất thời gian chờ khô,
rút ngắn thời gian thi công. Mức độ an toàn cũng cao hơn khi có những
cơn địa chấn, động đất.
Tấm trần thạch cao không gây hại cho sức
khỏe do không chứa amiăng, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, không
co giãn, không bị rạn nứt.

Sản xuất:

Đầu tiên,
thach cao tự nhiên được khai thác từ mỏ dưới dạng các tảng đá tựa như
đá vôi. Đá thạch cao được đem nung trong lò giống như nung vôi nhưng ở
đây cấu trúc canxisulfat không bị phân huỷ mà chỉ có phản ứng loại bỏ
nước kết tinh.
CaSO4.2H2O Ca SO4 . 1/2H2O + 3/2 H2O
Thạch cao ra lò là thạch cao nửa nước sẽ được nghiền nhỏ ở dạng bột mịn.
Để
sản xuất tấm thạch cao, người ta pha thạch cao bột thành một dung dịch
dạng sữa và đổ vào khuôn. Phản ứng đóng rắn của thach cao chính là quá
trình Hydrat hoá, tạo liên kết tinh thể Hydrat. Phản ứng có toả nhiệt
là quá trình ngược với quá trình nung thạch cao ở trên. Tấm thạch cao
được đổ theo các hình dạng, kích thước và hoa văn khác nhau và được
trộn với một số chất phụ gia khác để tạo ra các tính năng phù hợp với
mục đích sử dụng.
Thạch cao nhẹ có cấu trúc tổ ong (thạch cao tổ
ong) là loại thạch cao nhẹ chứa một số lượng lớn các lỗ nhân tạo ở
trạng thái kín có kích thước bé (0.5- 2mm) được phân bố đều trong thể
tích thạch cao.
Hệ thống lỗ rỗng này được hình thành theo hai phương pháp:
- Phương pháp hoá học: Dùng chất tao khí trộn vào hỗn hợp thạch cao ta sẽ thu được sản phẩm thạch cao khí.
-
Phương pháp cơ học: Dùng chất tạo bọt trộn bột thạch cao và nước và
thêm một số chất phụ gia khác sẽ tạo được sản phẩm thạch cao bọt. Đôi
khi người ta cũng ding phụ gia cuốn khí để tạo rỗng cho thạch cao tổ
ong.
Công nghệ sản xuất thạch cao bọt khá phức tạp, được tiến hành theo các bước sau:
- Chế tạo bọt kỹ thuật.
- Trộn hỗn hợp bột thạch cao và phụ gia.
- Trộn hỗn hợp vữa thạch cao với bọt và tạo hình.
Tính
chất cơ lý và nhiệt vật lý của thạch cao bọt phụ thuộc vào nhiề yếu tố:
tỷ lệ nước, bột thạchc cao, các chất phụ gia, lượng bọt và công nghệ
tạo bọt (kích thước và độ ổn định của bọt). Thạch cao bọt được chế tạo
thành tấm từ việc đổ hoặc bơm hỗn hợp vào khuôn đúc sau đó có thể để
nguyên tấm hoặc cắt ra thành những tấm nhỏ có kích thước khác nhau tùy
yêu cầu sử dụng. Công nghệ sản xuất thạch cao bọt đã được nghiên cứu và
áp dụng thành công ở nước ta. Tuy nhiên việc sản xuất thạch cao bọt
phức tạp hơn thạch cao ở dạng khí vì nguồn bọt chủ yếu phải nhập khẩu.
Bên
cạnh đó, việc tạo rỗng cho thạch cao nhẹ có thể thực hiện bằng cách sử
dụng cốt sợi (thường dùng sợi thủy tinh).Sự đan xen của sợi vô hướng
trong thạch cao sẽ hình thành lỗ rỗng. Để tăng hiệu quả tạo rỗng người
ta thường sử dụng kết hợp với chất tạo bọt.
Điểm mạnh của thạch
cao nhẹ cốt sợi là cách nhiệt, chịu kéo uốn, chống va đập tốt, độ bền
dẻo dai cao. Do đó, chúng rất phù hợp với những kết cấu cần cách nhiệt,
cách âm, đồng thời chịu kéo uốn hay va đập. Sự có mặt của sợi làm giảm
đáng kể hiện tượng biến đổi thể tích của thạch cao nhẹ trong quá trình
rắn chắc hay do quá trình thay đổi nhiệt độ hay độ ẩm. Điều này làm
tăng tuổi thọ của thạch cao cốt sợi.
Cốt sợi sử dụng trong thạch cao
siêu nhẹ có nhiều loại. Nhưng phổ biến nhất là bông sợi thủy tinh, sợi
amian, sợi tổng hợp…Nhìn chung, các loại sợi có độ bền và khả năng dính
bám cao. Hiện nay, ở nước ta đã chế tạo thành công thạch cao cốt sợi
thủy tinh nói chung và thạch cao nhẹ nói riêng cùng các loại khác được
dùng trong xây dựng và trang trí nội thất chủ yếu ở dạng tấm, vách
ngăn. Loại này có khối lượng thể tích khoảng 1000-1600 kg/m3 , cường độ
nén 10-12 Mpa, cường độ kéo 4-6 Mpa. Gần đây, Viện Khoa học công nghệ
vật liệu xây dựng đã chế tạo thành công tấm Composit từ cốt sợi rơm.
Tuy nhiên sản phẩm này kém bền trong môi trường ẩm.
Những ứng dụng của Thạch cao

THẠCH CAO
Tên thuốc: Gypsum Fibrosum.
Tên khoa học: Gypsum
Bộ phận dùng: đá, trong trắng có thớ là tốt; có ít gân, sẫm vàng là xấu.
Thành phần hoá học: CaSO4 H2O
Tính vị: vị ngọt cay, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị và Tam tiêu.
Tác dụng: thanh nhiệt, giáng hoả, chỉ khát, trị điên cuồng.
Chủ
trị: trị bệnh nhiệt, tự đổ mồ hôi, phiền khát, nói mê sảng, hoảng hốt,
trúng nắng, ho do Phế nhiệt, đau đầu, đau răng do Vị hoả.
- Khí
nhiệt biểu hiện như sốt cao, kích thích, khát, vã mồ hôi và mạch nhanh,
mạnh: Dùng Thạch cao với Tri mẫu trong bài Bạch Hổ Thang.
- Khí huyết thịnh do ngoại tà xâm nhập biểu hiện như sốt cao liên tục và nổi dát: Dùng Thạch cao với Huyền sâm và Tê giác.
-
Ho suyễn do Phế nhiệt biểu hiện như ho suyễn kèm theo sốt, khát và muốn
uống nước: Dùng Thạch cao với Ma hoàng, Hạnh nhân trong bài Ma Hạnh
Thang Cam Thang.
- Vị hoả vượng biểu hiện như đau răng, sưng và
đau lợi và đau đầu: Dùng Thạch cao với Sinh địa hoàng và Tri mẫu trong
bài Ngọc Nữ Tiễn.
- Eczema, bỏng và áp xe: Dùng Thạch cao với Thanh đại và Hoàng bá.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g

Cách Bào chế:
Theo
Trung Y: Giã thành bột; nấu nước cam thảo phi qua, rồi phơi khô, nghiền
nhỏ dùng. Vì tính nó hàn, nên nung đỏ hoặc lẫn với đường mà sao thì
không hại dạ dày (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Thường để sống dùng: tán trước khi sắc (Sinh Thạch cao).
- Làm hoàn tán: nung qua, tán, rây mịn (Thục Thạch cao).
- Giã nhỏ, ngâm rượu một đêm, sáng mai bỏ rượu lấy bột tán phơi dùng (ít dùng).
Bảo quản: để nơi khô mát, sạch sẽ.
Kiêng kỵ: dạ dày yếu, không có thực nhiệt không nên dùng.

Tính chất:
- Thạch cao dùng làm thuốc trong đông y là một muối can xi sunfat thiên nhiên có ngậm hai phân tử nước.
-
Thạch cao thường là những cục màu trắng hay hồng, gồm rất nhiều tinh
thể không màu hơi hay vàng hoặc hơi hồng, thỉnh thoảng có những vết
sắt.
- Thành phần chủ yếu của nó là CaSO4.2H2O. trong đó có chừng
32,5% CaO, 46,6% SO3 và 20,9% H2O, thỉnh thoảng có lẫn ít đất sét, cát,
chất hữu cơ, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt và magiê.
Chế biến:
Cần
chú ý hết sức tới chế biến, vì nếu không cẩn thận, không nắm vững tính
chất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
- Dùng uống: Khi uống, thạch cao chỉ dùng sống nghĩa là rửa sạch tán nhỏ mà uống hoặc sắc uống.
-
Thạch cao nung chỉ dùng ngoài, khi nung lên thạch cao sẽ mất bớt nước
và chỉ còn CaSO4 1/2H2O. chất nầy uống vào sẽ hút nước, nở ra có thể
gây tắc ruột mà chết. Trong đông y người ta thường nói sự nguy hiểm ấy
như sau: Thạch cao là một vị thuốc đại hàn, nếu gặp lửa sẽ nguy hiểm
chết người.

Tính vị, tác dụng:
Theo tài liệu cổ, thạch cao
có vị ngọt, cay, tính hàn, vào 3 kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng
thanh nhiệt giáng hoả, trừ phièn, chỉ khát.
Công dụng và liều dùng:
Cả đông và tây y đều dùng. Nhưng sử dùng có khác nhau:
- Tây y chỉ dùng thạch cao dưới dạng khan nước CaSO4 1/2H2O để băng bó, đắp khuôn, bó bột v.v.
-
Ðông y coi thạch cao là một vị thuốc lạnh có tác dụng chữa các chứng
sốt, sốt rét, trúng phong, mê sảng, đầu buốt và đau nhức. Các bệnh
nhịêt, tráng nhiệt, mồ hôi trộm, phiền khát, miệng khô, lưỡi khô, sốt
quá phát cuồng, phổi nhiệt sinh ho, vị hoả sinh nhức đầu, đau răng.
Ngày uống 10-30g dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Người vị nhược, không
thực nhiệt không dùng được.

Làm trần nhà bằng thạch cao

nhiều loại trần nhà, tuỳ theo điều kiện kinh tế và ý thích. Trước kia
người ta hay dùng trần ván ép, rồi sơn hay dán simili, trần carton,
cũng có một số nhà xưa người ta làm trần giả đúc bằng cách đổ vữa xi
măng lên trên các tấm lưới sắt lỗ nhỏ, giống như đổ bê tông, cũng hai
tám ngày dỡ cốt pha, trần này có ưu điểm là đẹp, bền theo thời gian
nhưng hiện nay không còn dùng nữa.
Cũng có khi người ta làm trần
nhà bằng simili, đệm mút (giống như đệm salon) dành cho các phòng có
kích thước nhỏ, sử dụng cách âm... Trần nhà thông dụng hiện nay là trần
nhựa hay trần thạch cao. Trần nhựa là các tấm nhựa ghép mí lại với
nhau, có nhiều màu sắc như trắng, vàng, xanh; để cách âm, cách nhiệt
người ta bỏ xốp lên trên. Trần nhựa có ưu điểm là đẹp, nhẹ, không sợ bị
ố do mái dột, giá thành rẻ, khoảng 40000 đồng/m2 (tính luôn đà), nhưng
không bền (khoảng 5 năm, nhựa sẽ bị lão hoá). Hiện nay, trần nhà cao
cấp được ưa chuộng nhất là trần thạch cao.
Trần thạch cao có ưu
điểm là đẹp (giống như trần đúc), bền, mát, cách âm, tạo được hoa văn,
chống phản xạ âm. Trần thạch cao là trần được lắp ghép bằng nhiều tấm
thạch cao. Giá thành trần thạch cao gấp hai lần trần nhựa (khoảng 85000
đồng/m2). Hiện nay, trên thị trường có các loại tấm thạch cao của các
nhà sản xuất: Việt Nam liên doanh, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,
Nhật... Giá cả các loại này không chênh lệch nhau nhiều. Hai loại thạch
cao tấm đang được ưa chuộng là liên doanh (chữ in trên tấm thạch cao
màu đỏ) và Thái Lan (chữ in trên tấm màu đen). Một tấm thạch cao có
kích thước 1,2x2,4m (bằng kích thước tấm ván ép), hai mặt được dán bằng
một loại giấy đặc biệt để trét mastic.
Trần thạch cao được thi
công như sau: từ trên xà gồ của trần mái tôn hay mái ngói, người ta cho
định hình từng thanh nhôm kẽm bằng các sợi dây thép có đường kính tối
thiểu 5 mm, bắt bát, ghép vít, tạo thành hình chữ nhật có kích thước
khoảng 400x1000 (mm), sau đó ghép từng tấm thạch cao vào.
Có hai
loại trần thạch cao: trần nổi và trần chìm. Trần nổi được thi công bằng
cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao được cắt ra có kích thước
bằng khung định hình (khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm,
nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới để
che, nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dán chỉ trang trí). Trần nổi
có ưu điểm là nếu sau này cần sửa chữa điện, hay hư tấm nào tháo ra
thay tấm đó, tuy nhiên trần nổi không đẹp bằng trần chìm. Trần chìm là
trần được thi công bắt vít từng tấm thạch cao từ dưới lên. Khung định
hình bằng nhôm kẽm chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta
ghép từng tấm thạch cao (nguyên kích thước) vào. Trần chìm có ưu điểm
là đẹp, tạo mặt phẳng hoàn thiện (không thấy mí ghép), có thể tạo nhiều
hoa văn bằng cách cắt từng tấm thạch cao gắn vào hay bằng cách tô xi
măng. Nếu tô xi măng tạo chỉ trang trí thì trần sẽ đẹp và bền hơn,
nhưng giá thành sẽ cao. Khuyết điểm của trần chìm là nếu hư, ố không
sửa chữa được tấm mà phải gỡ nguyên trần, bởi vì khi ghép trần thạch
cao kéo theo nhiều thứ như: đèn trang trí, chỉ trang trí... Trần thạch
cao sau đó sẽ được trét mastic và sơn như trần nhà đúc.
Trần thạch
cao còn áp dụng cho cả nhà đúc, để dấu các dây điện, hộp gen, hay để
tạo cho một căn phòng có trần thấp, ấm cúng, cách âm... Để thi công
trần thạch cao cho nhà đúc thì khi đúc phải tính toán chừa các móc sắt
để treo khung định hình.
Hiện nay, không chỉ làm trần, mà người ta
còn dùng từng tấm thạch cao ốp vào tường với mục đích tạo sự cách âm,
cách nhiệt... cho các căn phòng đặc biệt kín, thu thanh...

Những điều cần lưu ý khi làm trần thạch cao:
Tuy
là bền và đẹp nhất so với các loại trần hiện nay nhưng trần thạch cao
đặc biệt tối kỵ nước. Trước khi thi công ghép trần phải kiểm tra tuyệt
đối mái tôn hay mái ngói không được có lỗ rò. Cần chú ý nhất là mái
ngói, khi mưa có gió lớn tạt vào các khe hở của mái rất dễ bị nhỏ nước
xuống trần, chỉ cần một ít nước nhỏ xuống là trần thạch cao sẽ bị ố
vàng ngay, rất xấu xí. Những nơi bị ố sẽ phải chà, trét mastic và sơn
lại, và tất nhiên sẽ không đồng màu với trần nhà cũ. Thạch cao vẫn bị
co ngót vật liệu, cho nên phải chấp nhận hiện tượng nứt trần ở các chỗ
trét mastic (điều này thường xảy ra ở trần chìm), những vết nứt này có
khi chỉ giống như một sợi tóc chạy ngang, nhưng sẽ tạo sự khó chịu cho
chủ nhân và lâu ngày vết nứt sẽ lớn dần, mất thẩm mỹ. Trần thạch caocó
tính bền vững, nếu thi công kỹ càng, mái không bị rò nước, trần thạch
cao vẫn còn đẹp sau 5 năm, và sau 10 năm mới hư hỏng.

Tấm thạch cao VTJ hoàn thiện nội thất:
Tấm
thạch cao VTJ được phân phối bởi Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh
Tường, TP. HCM. sản phẩm này được dùng để hoàn thiện trần nhà, vách
ngăn văn phòng, khách sạn, nhà ở và các công trình có yêu cầu cao về mỹ
quan như nhà hát, bảo tàng...
Chất liệu của tấm thạch cao ổn định,
khó bị tác động bởi những thay đổi về độ ẩm, nhiệt độ, chấn động. Nhờ
đó giúp cho công trình không bị biến dạng, co dãn, nứt sau khi phủ sơn,
vôi...
Được sản xuất từ nguyên liệu thạch cao có đặc tính chống
cháy tự nhiên, các hạng mục vách ngăn và trần sử dụng tấm thạch cao sẽ
cho thời gian thoát hiểm lâu hơn khi sảy ra sự cố cháy. Với đặc tính
cách nhiệt ưu việt, tấm thạch cao làm vách và trần sẽ cho phép chống
lại tối đa sức nóng từ bên ngoài, đồng thời làm giảm đáng kể hao phí
điện năng trong phòng có sử dụng máy điều hoà nhiệt độ.
Thạch cao, Thạch cao khan
Thạch cao dễ nát (gypsum) là dạng canxi sunfat tự nhiên đã được hydrat hoá, thường màu trắng và vụn.
Thạch
cao khan (là dạng Canxi sunfat khan) tự nhiên, được sử dụng trong sản
xuất axit H2SO4 hoặc một số dạng Thạch cao (Plaster).
Thạch cao (Plaster) bao gồm Thạch cao (gypsum) được tách nước một phần hoặc toàn bộ bằng cách nung.
Đặc
tính của thạch cao là: khi nung nó sẽ mất một phần nước của nó vì vậy
tạo thành thạch cao mà dạng này, khi trộn với nước sẽ đông cứng. Để
thạch cao sẽ không đông cứng quá nhanh thì những lượng nhỏ các chất làm
chậm sẽ được thêm vào thạch cao nung.
Để đạt được mcụ đích đặc biệt
này thì thạch cao được nung tới khi toàn bộ lượng nước của nó bị mất đi
và một lượng nhỏ của chất tăng tốc đóng rẵn như là phèn được thêm vào
(xi măng Keenne loại xi măng Anh). Các loại thạch cao tương tự được tạo
ra bằng cách thêm phèn nhôm vào thạch cao tự nhiên khan nươcs. Tất cả
các loại thạch cao được điều chế này vẫn ở trong nhóm này.
Nhóm này cũng bao gồm:
- Các loại thạch cao nghiền nhỏ thành bột đặc quánh để dùng trong công nghệ hồ vải sợi dệt hoặc phủ bề mặt giấy.
- Thạch cao có chứa thêm các chất tạo màu.
-
Thạch cao đã được nung đặc biệt hoặc nghiền mịn để sử dụng trong nha
khoa có hoặc không chứa những lượng nhỏ chất tăng hoặc giảm độ đông kết.
Các lợi ích khi sử dụng vách ngăn và trần thạch cao: Có nhiều tiêu chuẩn lựa chọn
Thạch
cao là vật liệu tối ưu trong lĩnh vực trang trí nội thất, nét nổi bật
là tính đa dạng nhằm đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật cho
từng sản phẩm cụ thể như khả năng chống cháy, chống ẩm, cách âm cũng
như tiêu âm.
Tấm thạch cao chống cháy có tính chất vật lý và hóa học
có khả năng chống cháy đến 2 giờ tùy theo chiều dày tấm cũng như số lớp
tấm lắp đặt cho vách. Loại tấm chống cháy này thường được sử dụng cho
khu vực thoát hiểm và phòng lưu trữ dữ liệu, thông tin.
Tấm thạch
cao chống ẩm có tính chất vật lý và hóa học có khả năng chịu được trong
môi trường ẩm ướt (Độ hút ẩm nhỏ hơn 3%), thường được sử dụng cho nhà
bếp, nhà tắm, khu vực có độ ẩm cao…
Mức độ cách âm của vách và trần
thạch cao phụ thuộc vào chiều dày tấm cũng như số lớp lắp đặt cho vách
và trần. Khả năng chống ồn của vách thạch cao lên đến 70 dB (STC=70 dB).
Tấm
thạch cao tiêu âm có cấu tạo đặc biệt do trên tấm có những lỗ tán âm và
phía sau được phủ lên 1 lớp giấy hút âm nên khả năng tiêu âm lên đến
73% (NRC=0.73).
Sang trọng, thời trang
Dễ kết hợp với đèn trang trí tạo nên không gian kiến trúc hài hòa, bắt nhịp cùng với cảnh quan xung quanh.
Dễ dàng che giấu các hệ thống kỹ thuật công trình như phần lạnh, điện, nước, đường truyền Internet…

Tiết kiệm chi phí:
Nhờ
trọng lượng nhẹ, chỉ bằng khoảng 12% trọng lượng vách ngăn bằng tường
gạch nên làm giảm đáng kể tĩnh tải khi tính toán thiết kế kết cấu cho
công trình, làm giảm kích thước nền móng, tiết diện đà, cột, trọng
lượng thép chịu lực nên tiết kiệm tới 15% chi phí xây dựng cho cả công
trình.
Tiết kiệm thời gian, rút ngắn tiến độ công trình
Là vật
liệu xây dựng (VLXD) nhẹ, SX theo các kích thước chuẩn nên dễ vận
chuyển, thi công, không mất thời gian chờ khô, rút ngắn 2/3 thời gian
thi công vách ngăn của công trình.

An toàn tuyệt đối:
Không
gây hại cho sức khỏe do không chứa amiăng. Không bắt lửa, không gây độc
tố ngay khi có hỏa hoạn. Mức độ an toàn cao hơn khi có những cơn địa
chấn, động đất.


Vách ngăn thạch cao dễ cắt, ghép, uốn cong:
Trong
thi công trần chìm, do đặc tính dễ cắt, ghép, uốn cong nên có thể tạo
được nhiều hình dạng đặc biệt theo ý muốn như hình khối 3D, hình dạng
uốn lượn nên mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ tuyệt đối cho mọi công trình.

Linh hoạt, dễ kết hợp:
Không
gây ồn, gây bẩn khi thi công, linh hoạt khi tháo dỡ, thay đổi, sửa chữa
hay nâng cấp. Dễ dàng kết hợp với các loại VLXD khác như sơn, giấy dán,
fabric, veneer, vẽ…

Độ bền cao:
Phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, không co giãn, không bị rạn nứt như những VLXD khác.

Thạch cao chịu nước và chống cháy:
Tấm
thạch cao chịu nước dùng cho trang trí trần và vách ngăn, rất tiện dụng
vì có những đặc tính như: siêu nhẹ với công nghệ tạo bọt thạch cao,
không bắt lửa, không lan truyền lửa, ngăn cháy, không sinh ra khói bụi
như tấm bao giấy hoặc phủ các loại vật liệu khác và không phát nóng khi
ngăn cháy, ngăn ngừa được nấm mốc.
Tấm thạch cao chống cháy có khả
năng chống cháy lên đến 2 tiếng tùy theo chiều dày cũng như số lớp tấm
lắp đặt cho vách. Loại tấm chống cháy thường được sử dụng cho khu vực
thoát hiểm và phòng lưu trữ dữ liệu, thông tin.

Thạch cao cách âm
Sản
phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ đặc biệt với lớp giấy phản âm
Glass Matt và cấu trúc lỗ hổng tròn. Những sản phẩm này thích hợp cho
các không gian như chiếu bóng, phòng sinh hoạt, phòng ngủ, phòng hội
họp… và cả những căn hộ tiếp xúc trực tiếp tiếng ồn, công trình gần
đường giao thông có yêu cầu cao về vật liệu cách âm.
Mức độ cách âm
của vách và trần thạch cao phụ thuộc vào chiều dày tấm cũng như số lớp
lắp đặt cho vách và trần. Khả năng tiêu âm lên đến hơn 70%.

Tẩy bẩn cho tượng thạch cao
Trong
nhà, hoặc ngoài vườn của gia đình bạn có nhiều tượng bằng thạch cao,
nhưng lâu ngày bị bẩn bám vào. Dùng khăn lau cũng không sạch, đôi khi
lại làm bẩn thêm. Dưới đây là 2 cách làm sạch đơn giản và hiệu quả.
-
Bạn hãy lấy tinh bột trắng mịn, cho nước nóng vào trộn thành hồ, khi hồ
còn nóng xoa lên tượng một lớp dày, để cho khô. Sau đó, bột hồ sẽ tự
bong ra từng mảng, các bụi bặm cũng bị bong theo. Cách này không làm
suy chuyển chút nào hình dáng thạch cao.
- Bạn cũng có thể hòa bột
mì với nước thành một dạng hồ, sau đó dùng vải mềm chấm hồ và bôi lên
tượng thạch cao, chờ cho nó khô, bạn hãy lấy bàn chải sạch hoặc một
chiếc lông gà phủi nhẹ, làm cho bụi bong ra. Tượng thạch cao sẽ trở lại
mới.



Sợi thủy tinh
Sợi thuỷ tinh có các đặc tính
sau: Là chất vô cơ dẻo hơn sợi thực vật hoặc động vật, không thể thắt
nút, không đàn hồi hay dãn rộng ra. Không cháy, không dẫn điện.
Chúng
kém mềm dẻo hơn sợi dệt có nguồn gốc thực vật hoặc động vật (sợi chỉ
thuỷ tinh không thể thắt nút được dễ dàng), chúng không kéo giãn rộng
ra, chúng bền vững (bền vững hơn bất kỳ sợi dệt nào), chúng không cháy,
chúng không mục nát, không thấm nước và bền với hầu hết các axit, chúng
là một vật dẫn điện kém và trong một số trường hợp là vật dẫn nhiệt và
âm kém, chúng không hút ẩm.

Phân loại:
- Dạng thô, sợi chỉ và sợi bện đã cắt đoạn
- Dạng tấm mỏng, chiếu, đệm và các sản phẩm không dệt
- Loại vải dệt từ các sợi thô.

Sản xuất:
- Sản xuất sợi thủy tinh theo quy trình kéo li tâm:
Trong
quá trình này thủy tinh được nấu chảy trong một lò nấu và được đổ lên
một đĩa sét chịu lửa quay tròn ở tốc độ cao và có gắn ở đường ngoại vi
một lượng lớn các răng. Thủy tinh được gắn vào đĩa, đĩa được đốt nóng
bởi ngọn lửa từ một lò, nhưng đồng thời nó được kéo thành các loại sợi
bởi lực ly tâm. Những sợi này được thổi văng ra lên trên một bàn tĩnh
và được cuộn vào một tang trống làm lạnh. Đây là quá trình sản xuất sợi
ngắn thủy tinh như bông thủy tinh được sử dụng ở dạng đống mà không cần
kéo sợi.
- Sản xuất theo quy trình chuốt cơ học:
Thủy tinh được
nấu trong một lò nấu. Thủy tinh được nấu chảy và chảy vào buồng đốt
trước, mặt dưới của nó được gắn với các khuôn kéo sợi thủy tinh (ống
lót) được làm từ kim loại quý (Rudi hoặc Platin) để chịu nhiệt cao. Các
khuôn kéo sợi này được khoan các lỗ nhỏ mà qua đó các sợi thủy tinh
nóng chảy chảy qua. Sau một xử lý định cỡ (silicon), những sợi này được
chuyển đến một trục tâm tốc độ cao, truc này kéo chúng ra thành các sợi
nhỏ, thanh mảnh và song song. Như vậy thu được những sợi bện liên tục
tương tự với sợi dệt filament nhân tạo.
Các sợi này có thể thu được
theo một quá trình hầu như đồng nhất, những sợi này được quấn ở dạng
mạng nhện và được sử dụng trực tiếp theo đúng nghĩa như cách nhiệt hoặc
cách âm.
- Sản xuất theo quy trình sử dụng dung dịch lỏng
Việc
kéo được thực hiện nhờ tia hơi nước có áp suất cao hoặc không khí nén
được thổi từ một cạnh vào các sợi thủy tinh nóng chảy từ một lò nấu qua
một khuôn kéo dây. Dưới tác động của những tia này, các sợi bị đứt
thành nhiều đoạn ngắn, những đoạn mà được phủ chất bôi trơn trong tiến
trình sản xuất. Các sợi thu được này được cuộn và một tang trống hoặc
là các tấm được sử dụng theo đúng nghĩa (các lớp phủ cách điện), hoặc
các mảnh liên tục hoặc các sợi thô từ những sợi mà có thể kéo tiếp tục
thành sợi chỉ.

Tác dụng:
- Được dùng trong trang trí nội thất: màn, cửa, ghế, đồ treo tường…
-
Dùng cho các mục đích cách nhiệt: Tường vách, ống khói, lò hơi, tủ cách
nhiệt, ống nước…ở dạng sợi, dạng đống, mấu nhỏ, dạ nỉ, lớp độn, lớp bọc
( cho các ống) hoặc dây bện ( có hoặc không có chống thấm, keo hồ nhựa
hoặc các chất khác hoặc lớp cốt bằng giấy, hàng dệt hay lưới thép).
- Để cách âm (nhà ở, văn phòng, cabin tàu thuyền, nhà hát) ở dạng sợi đống, dạ nỉ, đệm hoặc các tấm ép cứng.
-
Được dùng để cách điện (dây điện, cáp điện, hoặc các thiết bị tải dòng
khác) ở các dạng sợi, chỉ, băng, vải, dây tết hoặc vải có hoặc không
được tẩm nhựa tự nhiên, chất dẻo hay nhựa đường.
- Được dùng làm vật
liệu gia cố đối với các sản phẩm tường, trần và vách thạch cao trong
xây dựng nội thất như: làm lõi trong quá trình sản xuất tấm thach cao
để tạo ra các tính năng chống cháy, chịu nhiệt, chống ẩm mốc, chống co
giãn…
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết