forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 Empty Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1

6/9/2009, 7:56 pm
Phần 1: Ngôn ngữ của màu sắc

Để
tiếp bước các bác chịu khó viết bài cho anh em, tôi xin đóng góp thêm
một chút kiến thức sưu tập được về sự phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh.
Vì bài viết hơi dài nên tôi xin post từng phần khi có thời gian, các
bác có thấy sai sót trong bài viết xin chân thành góp ý để tôi có thể
hoàn thiện.
Bài viết và hình ảnh chủ yếu lấy ra từ cuốn sách
"Photographie numérique: La couleur" (The digital photography expert,
colour) của tác giả Micheal Freeman, cộng với một chút kiến thức của
bản thân còn rơi rớt lại từ hồi đi học. Các kiến thức này chủ yếu mượn
từ hội họa nên bác nào học từ trường mỹ thuật ra rất rành.

Phần 1: Ngôn ngữ của màu sắc (một vài khái niệm cơ bản)

- Các mô hình (modèles) màu sắc

Các
mô hình thể hiện màu sắc đã có từ nhiều thế kỷ trước, nhưng một mô hình
thực sự đi từ nghiên cứu khoa học và có mang tính họa hình được tạo bởi
Newton năm 1702, từ đó đến nay rất nhiều mô hình khác được sinh có dạng
từ 2D đến 3D và được dùng cho nhiều mục đích khác nhau

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039254_modgyoles1_2615


1-Vòng tròn của Newton: 7
màu cầu vồng được xếp liên tục teo thứ tự trong một vòng tròn, sự liên
hệ giữa các sắc màu trở nên có luật lệ và rõ ràng. Mô hình này rất hữu
ích để hiểu sự phối hợp hài hòa vả cân bằng của màu sắc, là công cụ cơ
bản của lý thuyết màu sắc.

2-Vòng tròn phổ màu: sự chuyển tiếp các màu mang tính liên tục, màu đỏ tương ứng với o° được đặt lên trên cùng

3-Tam giác Delacroix:

3 màu cơ bản trong hội họa được đặt trên 3 đỉnh tam giác, nối với nhau
bởi 3 màu thứ cấp bậc 2 (tạo ra bằng cách trộn 2 màu cơ bản tương ứng)

4-Ngôi sao màu của Blanc:
1867, mối tương quan giữa 3 màu cơ bản, 3 màu thứ cấp bậc 2 và 6 màu thức cấp bậc 3

5-Vòng tròn của Mulsell:
1905, họa sĩ Mỹ Albert Munsell tạo ra mô hình từ 5 màu cơ bản: đỏ,
vàng, xanh lá cây, xanh dương, màu tía (poupre) và 5 màu trung gian,
được làm cơ sở cho mô hình 3D Musell, mô hình này vẫn được dùng bởi
GregtaMacbeth

6-Vòng tròn của Ostwald:
1916, nhà hóa học
đức Wilhem Ostwald tạo ra mô hình 25 màu tạo ra từ các màu được cảm
nhận: đỏ, vàng, xanh lá cây và xanh dương, màu xanh lá cây được coi là
cơ bản dưới góc độ cảm nhận thị giác


Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039254_modgyoles2_6592



hình màu 3D L*a*b*: Được tạo ra năm 1976 từ hội nghị quốc tế về chiếu
sáng, mục đích là thể hiện được tất cả màu sắc có thể nhận biết được
cũa thị giác, mô hình này dùng 3 giá trị: sắc màu (teint), độ bão hòa
(độ tinh khiết, saturation, màu càng tinh khiết thì càng tươi),và độ
sáng. Đây là một mô hình rất rộng và bao hàm các mô hình khác, ta có
thể hình dung một vòng tròn 2D thể hiện các sắc màu, khi chuyển vô tâm
thì độ bão hòa giảm dần, vị trí màu trên vòng tròn đựơc hiển thị bằng 2
giá trị: a (theo trục đỏ-xanh lá cây) và b (theo trục xanh dương-vàng)
tất cả các giá trị 2D đó được cộng thêm giá trị cường độ sáng theo trục
vuông góc vòng tròn thành ra 3D

Thực tế luôn có sự xung đột giữa
các mô hình màu dựa trên ánh sáng phản chiếu và mô hình dựa trên ánh
sáng trực tiếp: Newton bắt đầu từ màu quang phổ (áng sáng trực tiếp
tách ra khi qua thấu kính) trong khi nhiều lí thuyết gia khác nghiên
cứu trên màu của ánh sáng phản chiếu. Trong nhiếp ảnh digital, ta dùng
cả 2 hệ thống, ánh sáng trực tiếp trên màn hình và ánh sáng phản chiếu
trong in ấn. Thực chất cái vòng phổ màu của newton ta thấy trên đây chỉ
là mang tính phỏng chừng vì ta không thể in được trên giấy (màu ánh
phản chiếu)

- Các sắc màu (teinte) cơ bản

Khái
niệm về các sắc màu cơ bản (các màu chính để tạo ra các màu khác) có từ
rất lâu và thường bắt đầu từ các chất màu tinh khiết tìm thấy được
trong thiên nhiên. Thời trung cổ màu vàng kim loại, màu đỏ và màu xanh
dương được dùng nhiều nhất không phải dựa trên khái niệm pha trộn màu
sắc mà chằng qua kim loại vàng, bột thần sa và đá da trời (outremer)
sẵn có trong thiên nhiên. Đến nay người ta thống nhất thành 2 hệ khác
nhau, hệ ánh sáng trực tiếp có 3 màu cơ bản: Đỏ-Xanh dương-Xanh lá cây
và hệ ánh sáng phản chiếu có 3 màu cơ bản khác: Đỏ-Vàng-Xanh dương

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039275_modgyoles3_6605


3
màu cơ bản của áng sáng trực tiếp (Đỏ-Vàng-Xanh lá cây) được tạo ra bởi
sự chiếu sáng trực tiếp (trên sensor, màn hình), kết quả pha trộn lẫn
nhau sẽ cho ra màu trắng

3 màu cơ bản của áng sáng phản chiếu
(Đỏ-Vàng-Xanh dương) tạo ra bởi các chất màu in hoặc vẽ trên giấy, khi
trộn lẫn với nhau sẽ ra màu đen, đây cũng là 3 màu cơ bản trong hội họa

Trong
hội họa, hầu như tất cả màu sắc được phát sinh ra bởi sự pha trộn từ 6
màu sau: 3 màu cơ bản (Đỏ-Vàng-Xanh dương) và 3 màu thứ cấp bậc 2
(Cam-Xanh lá cây-Tím) cộng với các màu Trắng, Đen hoặc xám, vì nhiếp
ảnh thừa hưởng các kiến thức từ hội họa nên ta sẽ lần lượt nghiên cứu
các màu này, hơn nữa trong thế giới xung quanh ta phần lớn các màu sắc
là kết quả của ánh sáng phản chiếu, chỉ trừ các vật phát sáng trực tiếp
như mặt trời, các loại đèn...

-Độ bão hòa (saturation):

Các
sắc màu "tinh khiết" hòan toàn bão hòa, khi đó nó cho cường độ (màu)
tối đa, thực tế trong cuộc sống các màu ít khi nào hoàn toàn bão hòa,
chúng "dơ" hơn, xỉn hơn, thậm chí độ bão hòa=0 (màu trắng, xám hoặc
đen) vì vậy các màu "tinh khiết" luôn được dùng làm trọng tâm của một
bức hình nếu ta tìm được chúng trong thiên nhiên. Trong thực tế ta có
thể làm giảm độ bão hòa của một màu bằng cách pha thêm màu trắng, màu
đen, xám hoặc một màu bổ sung (màu đối diện trong vòng tròn thể hiện
màu sắc)

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039273_saturation1_7214


Thực
tế, hiếm khi tìm được màu hoàn toàn bão hòa trong thiên nhiên, ngoài
các loài hoa và một số sắc tố động vật, ngay cả bầu trời xanh không bão
hòa như ta cảm nhận

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039301_saturation2_1334


Khi
cắt qua mô hình lab, các sắc màu đạt được độ bão hòa tối đa ở các cường
độ sáng khác nhau, ví dụ trên hình cùng một cường độ sáng, màu vàng bão
hòa hơn màu tím

-Độ sáng (luminosité)

Cường độ
sáng tối đa phụ thuộc vào sắc màu, màu vàng là màu sáng nhất, trái lại
màu tím tối nhất, độ sáng làm màu sắc sáng lên hay thẫm lại, màu trắng
và đen là 2 thái cực. Ta nên nhớ là một cường độ sáng tương ứng với 1
sắc màu, màu vàng chỉ tồn tại ở "tông" sáng, màu đỏ trở thành màu hồng
và mất đi các tính chất của nó nếu bị sáng quá, màu xanh dương trái
lại, phủ gần hết cường độ sáng (từ tối đến sáng ta vẫn cảm nhận được đó
là màu xanh dương) , màu cam có đặc điểm gần giống màu vàng và màu xanh
lá cây gần giống màu xanh dương, còn màu tím là khó chịu nhất, nếu sáng
lên một chút nó trở thành màu "lavande" còn thẫm hơn nó tiến gần màu
xanh dương đậm.

Cường độ sáng trong nhiếp ảnh phụ thuộc vào sự
đo sáng (exposition), bằng cách thay đổi nó ta sẽ rút ra được các hiệu
quả khác nhau về màu sắc

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039268_lum1_5685


Cường
độ sáng thay đổi tùy theo sắc màu, màu vàng luôn sáng, khi làm tối lại
nó trờ thành màu vàng đất, trong khi màu tím luôn luôn tối, nếu sáng
lên nó trở thành màu tái, ta cũng thấy rằng màu vàng bão hòa sáng hơn
màu tím bão hòa nhiều

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039275_lum2_2130


Sự
giảm sáng một chút giúp tăng các sắc màu, nếu ta giảm sáng nhiều sẽ làm
cho chúng tối lại và trở thành đen, ngược lại nếu tăng sáng quá đà sẽ
làm mất đi các đặc điểm màu sắc, làm chúng trở thành "tái"

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039254_lum3_4906


Độ
sáng của một vài màu có thể thay đổi tùy theo màu của nguồn chiếu sáng,
màu xanh thẫm hơn nếu được chiếu bằng đèn dây tóc (giữa), sẽ giảm sút
đi dưới áng sáng mặt trời (trái) và ánh sáng đèn huỳnh quang (phải)

-Màu của ánh sáng:

Ánh
sáng trắng của mặt trời là một phổ liên tục rất rộng bao gồm các sóng
có bước sóng khác nhau , mắt người chỉ có khả năng bắt được một "đoạn"
rất nhỏ trong phổ đó, từ bước sóng 380 nm (màu tím) đến 780 nm (màu
đỏ). Một điểm lưu ý là mắt không thể phân tách được các bước sóng khác
nhau (màu) khi chúng trộn lẫn với nhau mà chỉ thấy được như một màu.
Khi có mặt đầy đủ các bước sóng trong phổ nhìn ta thấy ánh sáng màu
trắng (áng sáng mặt trời lúc giữa trưa), còn lúc mặt trời lặn ta thấy
màu đỏ-cam vì khi đó chỉ tồn tại các bước sóng từ 570 đến 620nm

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039184_cl2_457


Phổ
ánh sáng rất rộng, đi lần lượt từ bước sóng lớn nhất đến nhỏ ta sẽ có:
sóng radio, sóng micro onde, tia hồng ngoại (gần màu đỏ), áng sáng thấy
được (bắt đầu từ đỏ đến tím), tia cực tím, tia X và tia gamma. Film và
sensor bắt được một phần tia cực tím nên mới có filtre UV để ngăn bớt
vì nó tác động vô kết quả ảnh, cả về màu sắc và exposition (thấy được)
mặc dù mắt người không thấy tia cực tím

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039261_cl3_7043


Mắt
người có mức nhạy cảm khác nhau với các bước sóng khác nhau và hoàn
toàn hợp lý khi nó nhạy cảm nhất với các bước sóng trung bình, giảm dần
ra 2 cực (từ không thấy gì ở tia hồng ngoại, bất đầu cảm nhận được ở
màu đỏ sau đó thấy rõ hơn màu cam, đến cực điểm màu vàng, rồi bắt đầu
giảm dần ở xanh lá cây, xanh dương đến nhỏ nhất ở màu tím, sau đó lại
không thấy gì ở tia cực tím -hình trên bên trái). Vì vậy ta thấy màu
vàng luôn sáng, còn màu tím lại tối. Một lưu ý nữa là ngoài các tế bào
hình nón cảm nhận ánh sáng và màu sắc (nhạy đối với bước sóng 600nm-
màu vàng), mắt người còn có các tế bào hình que chỉ cảm nhận được cường
độ ánh sáng mà không phân biệt được màu sắc, chúng chỉ hoạt động khi
ánh sáng rất yếu và có độ nhạy lớn nhất đối với bước sóng 500 nm (xanh
lá cây), vì vậy khi ánh sáng rất yếu thì ta cảm nhận tốt hơn màu xanh
lá cây -hình trên bên phải

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039205_cl1_5268


Trước
khi mặt trời mọc, sương mù trên sông Yamuna giữ lại chủ yếu màu xanh
của bầu trời không mây, và màu magenta ngay đường chân trời hướng về
phía mặt trời, ảnh chụp ngôi đền Taj Mahal ở khoảnh khắc đó cho một sự
phối hợp giữa 2 màu trên
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 Empty Re: Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1

6/9/2009, 7:58 pm
- Nhiệt độ màu

Nhiệt
độ màu được dựa trên màu phát ra của một vật bị đốt nóng, tùy theo
nhiệt độ nung của vật đó và được tính theo độ Kelvin. Một chất bắt đầu
phát ra ánh sáng đỏ ở 1000 độ K, trở nên trắng ở 5000°K và chuyển sang
xanh ở nhiệt độ cao hơn, nhiệt độ màu trên bề mặt của mặt trời là một
màu trắng hoàn toàn. Việc này có vẻ trái với cảm xúc của chúng ta vì ta
thường cảm giác màu đỏ "nóng" hơn màu xanh, máy kĩ thuật số dùng nhiệt
độ màu trong việc tính white balance và đây là một điểm rất mạnh vì ta
có thể thay đổi theo ý muốn, lúc trước chụp phim cần phải sử dụng nhiều
loại phim khác nhau để chỉnh sửa nhiệt độ màu


Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039244_t1_7645


Một
vài thông số về nhiệt độ màu tương ứng với các nguồn sáng tự nhiên và
nhân tạo (xin lỗi các bác tôi không biết gõ dấu tiếng Việt trong
photoshop Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 Smile )

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039299_t2_3697


Hình 1: Màu
cam của đèn dây tóc trong nhà hắt ra tương phản với nhiệt độ màu rất
cao (ánh xanh) của ánh sáng chiều tà trong một khu ở Tokyo. Hình 2 chụp
lúc sáng sớm ở New york, màu nóng của ánh sáng trực tiếp tương phản với
màu xanh lạnh trong bóng râm phản chiếu bầu trời xanh

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039338_t3_9163


Một ngôi nhà sharker ở Kentucky chụp trong buổi sáng nắng đẹp, bóng đổ trên mái xuống tuyết có một màu xanh rực rỡ

- Phổ ánh sáng không liên tục:

Không
như ánh sáng trắng ban ngày, ánh sáng của đèn huỳng quang và đèn khí
đốt (thủy ngân, natri, xénon) chỉ chứa các đoạn hẹp sóng ánh sáng không
liên tục nên sẽ cho màu trong các bức ảnh chụp. Chúng được sử dụng rộng
rãi trong chiếu sáng công cộng trong nhà cũng như ngoài phố. Mắt người
khi nhìn có khả năng "sửa sai" nên thực tế ta vẫn thấy ánh sáng trắng
bình thường, nhưng bản phim hay sensor sẽ ghi nhận trung thực lại các
màu sắc và thường gây nên vấn đề màu cần giải quyết. Với phim thì thông
thường người ta dùng các kính lọc màu (filtre), còn máy ảnh kĩ thuật số
chỉ đơn giản dùng "white-balance", tất nhiên cũng còn tùy mục đính và
cảm nhận của người chụp mà quyết định có sửa hay không hay trái lại
tăng cường nó lên để tạo ra "ambiance" cho ảnh chụp. Sở dĩ mắt người
vẫn cảm nhận màu trắng bình thường bởi vì chúng không phân biệt được sự
khác biệt từng bước sóng khác nhau mà có khuynh hướng cộng chung lại
một kết quả và bỏ qua các "lỗ hổng" bị thiếu trong phổ ánh sáng không
liên tục.

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039302_s1_3231


Hình 1:

Ngôi đền Vàng ở Amritsar, đèn thủy ngân chiếu sáng các nhà cửa khu phố
xung quanh hồ cho ra màu xanh dương-xanh lá cây, tương phản với ánh
sáng vàng đèn dây tóc của ngôi đền đã tạo ra vẻ đẹp cho bức ảnh.

Hình 2:
Đèn projecteur khí natri tạo ra một ánh sáng vàng đặc biệt cho mặt tiền nhà "Grand palais" ở Bruxelles

- Màu sắc của vật

Bản
thân các vật xung quanh ta không có màu sắc, khi các sóng ánh sáng
chiếu vào một vật thì tùy vô tính chất vật lý của vật liệu (Tần số dao
động các điện tử, lực hấp dẫn của các nguyên tử đối với các điện tử đó)
mà nó có các tác động khác nhau vớc các sóng ánh sáng khác nhau. Khi
sóng áng sáng trùng với tần số dao động riêng sẽ bị vật liệu hấp thu,
nếu khác nhau thì chúng bị phản chiếu lại, còn nếu rất khác biệt thì sẽ
xuyên qua vật liệu đó (vật liệu trong suốt), vì vậy tùy theo tính chất
vật lý nó trên của bề mặt mà ta sẽ thấy các màu khác nhau. Nếu vật liện
hấp thu hết các sóng ánh sáng ta sẽ thấy màu đen, phản chiếu lại hết sẽ
cho ra màu trắng, còn phản chiếu một đoạn bước sóng đậc biệt thì ta sẽ
thấy vật có màu của bước sóng đó, ví dụ trong hình dưới đây ta sẽ thấy
vật màu đỏ cam vì nó phản xạ lại nhiều nhất các sóng màu đỏ và vàng.

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039122_aa_8411


Nếu
dựa trên vòng tròn hiển thị màu sắc thì ta thấy sự hấp thu và tính phản
xạ hoạt động mang tính trái ngược, phần lớn lá cây màu xanh lá bởi vì
chúng hấp thu sóng ánh sáng đỏ (màu đối nghịch trong vòng tròn hiển thị
màu sắc), bông hoa cúc màu vàng bởi vì cánh hoa hấp thu các sóng ánh
sáng xanh dương và tím.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn đối với nguồn
sáng màu, với ánh sáng đỏ cam buổi bình minh thì màu lá cây trở nên rất
tối bởi vì chúng hấp thu phần lớn tỉ lệ ánh sáng mà chúng nhận được
(màu xanh lá có tính hấp thu sóng ánh sáng đỏ cam). Trong áng sáng màu
của vũ trường nếu bác nào muốn sáng rực lên thì hãy chọn màu quần áo
gần trùng với màu ánh sáng đó Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 Lol và ngược lại chọn màu đối nghịch

Mở
rộng vấn đề một chút: thay vì chiếu ánh sáng màu vô một cảnh thì ta có
thể dùng các kính lọc màu trên máy, đây là cách thay đổi cường độ ánh
sáng các màu khác nhau trong chụp ảnh trắng đen. Ví dụ để làm tối bầu
trời xanh ta dùng các kính lọc có màu đối nghịch với màu xanh dương
trong vòng tròn màu sắc, đó là các màu vàng -cam- đỏ, màu cam có tác
dụng mạnh nhất vì nó đối diện nhất qua tâm vòng tròn. Kính lọc màu cam
sẽ chặn bớt các tia màu xanh dương của bầu trời làm cho bầu trời sẫm
lại, trái lại nó sẽ cho các sóng màu đỏ cam qua nhiều nhất khiến cho
màu đỏ cũa bông, lá cây mùa thu rực sáng lên[/font]

- Màu đỏ

Về
thị giác thì màu đỏ là một trong những màu đựơc "chuộng nhất", nó lôi
kéo người xem ngay tức khắc. Nếu đặt kế bên các màu "lạnh" hơn đặc biệt
là màu xanh lá hay xanh dương thì màu đỏ sẽ "nhảy" lại gần người xem
ngay tức khắc tạo nên hiệu quả "không gian" trong bức hình. Nó cũng là
màu chứa năng lượng nhiều nhất và tạo lên một sự "rung động" rất mạnh
khi đặt gần màu khác. Trái với màu vàng sáng và trong suốt, màu đỏ
tương đối "đậm đặc", màu vàng tỏa ra ánh sáng còn màu đỏ toát ra năng
lượng. Về cảm xúc thì màu đỏ cho cảm giác sống, mạnh mẽ, nóng bỏng, gợi
sự đam mê (bông hồng tượng trưng cho tình yêu), nhưng lại cũng hung
tàn, nguy hiểm, đe dọa (tượng trưng cho chiến tranh, hủy diệt vì cùng
màu máu). Là một màu tượng trưng cho quyền lực (các buổi lễ trọng thể
luôn luôn có các tấm thảm đỏ) , một biểu tượng của sự cấm đoán (đèn đỏ,
biển cấm), tượng trưng cho cách mạng vì gắn liền với máu và chiến
tranh. Trong một số nền văn hóa á đông màu đỏ rất được thích dùng kể cả
VN (các ngày lễ tết, cúng kiếng...).
Trong nhiếp ảnh màu đỏ rất dễ
kiếm trong cuộc sống hàng ngày cũng như thiên nhiên như màu hoa, động
thực vật, áng sáng mặt trời bình minh hoàng hôn...

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039119_3_8033


Hình 1: Bột màu Tilak dùng để sơn điểm đỏ trên trán rất phổ biến nên ta có thể tìm thấy được trong tất cả các chợ ở Ấn độ

Hình 2:

Nếu vật được chiếu bằng ánh sáng đỏ (filtre Wratten 25) sẽ cho ra một
chất lượng màu đặc biệt, phần tối hoàn toàn đen nhưng phần sáng luôn
luôn đỏ, không làm sáng vật lên được cho dù cường độ lớn đến đâu đi nữa

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039035_2_2986


Thoạt
nhìn thì ai cũng yêu thích ngay hình này trước khi hiểu ra rằng đó là
các khối huyết heo được bán trong một phiên chợ ở Lào

-Màu vàng

Màu
vàng là màu sáng nhất trong các màu và đó chính là tính chất đặc biệt
nhất của nó, màu vàng tối không tồn tại, nếu bị trộn với màu đen nó sẽ
không còn là màu vàng nữa. Vì ta thường thấy màu vàng trên các nền màu
sẫm hơn (vì sáng nhất chỉ thua màu trắng) nên trong các bức ảnh nó
thường rực lên, đó cũng là lí do rất khó phối hòa độ sáng của màu vàng
với các màu khác. Màu vàng cũng không được linh hoạt lắm bởi vì phải
tinh khiết, chỉ cần ánh qua xanh hay đỏ một chút là biết liền. Tất cả
các màu đều thay đổi tính chất khi được đặt kế nhau nhưng màu vàng đặc
biệt "nhạy cảm", giống như hình dưới đây cho thấy, nó rất "mãnh liệt"
khi được đặt kế màu đen nhưng lại rất vô vị lạt lẽo khi gần màu trắng

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039089_a_4986


Màu
vàng thể hiện sự chói lọi, mạnh mẽ, sự vui vẻ và ánh sáng. Trong thiên
nhiên màu vàng tinh khiết khá hiếm, ta chỉ tìm thấy ở khối lượng nhỏ
một số bông hoa, lá mùa thu, phần sáng của lửa, lòng đỏ trứng gà...
Trong cuộc sống người ta dùng màu vàng khi muốn lôi kéo sự chú ý như
các tín hiệu giao thông, hộp thư bưu điện, xe taxi...

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039190_b_8708


Màu
vàng của chai dầu bão hòa hơn màu vàng lá cây, nhưng cái phông đen của
ngọn đồi ở Colorado làm cho màu lá rực và tươi lên. Cả hai cảnh đều
được cố tình chọn ánh sáng "rétro" (chếch từ phía sau tới) nhằm thể
hiện màu vàng được rực rỡ nhất

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039216_c_3520


Màu
vàng cũng đóng vai trò quan trọng khi nó tái hơn và ít bão hòa hơn,
thường do ánh vàng của nắng buổi sáng và chiều, màu vàng rực hơn khi
khí quyển có bụi mù. Màu vàng tái của cái làng ở biên giới miến điện
trên đây là kết quả của bụi tro do đốt râỹ, tro bụi làm giảm nhiệt độ
màu sắc ngay cả khi mặt trời đã lên cao
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 Empty Re: Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1

6/9/2009, 8:00 pm
- Màu xanh dương

Đây
là một màu tĩnh lặng, khá tối và rất lạnh, nó rất phổ biến trong nhiếp
ảnh và có nhiều biến tướng khác nhau. Về thị giác, màu xanh lùi ra xa
và cho cảm giác thanh bình hơn màu đỏ rất nhiều, là màu tối nhất trong
3 màu cơ bản, khá mạnh mẽ khi thẫm lại. Tính trong suốt của nó khác
biệt với độ đậm đặc của màu đỏ, rất linh hoạt: ta dễ dàng cảm nhận thấy
nó tươi và tinh khiết hơn là thực sự nếu không có màu xanh khác kế bên
để so sánh.

Màu xanh bão hòa là màu dễ tìm thấy nhất do tính
khuyếch tán các bước sóng ngắn trong khí quyển, là lí do bầu trời không
mây có màu xanh dương. Nước có tính hấp thụ lần lượt các màu sắc theo
độ sâu bắt đầu từ sóng có bước sóng dài nhất (màu đỏ) vì vậy mặt nước
thường có màu xanh lá cây chuyển sang xanh dương

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039123_a_4074


Một
cảnh chụp bờ biển vùng caraïbes, nến nhìn biển từ góc độ thấp so với
hìng không ảnh, mặt nước phản chiếu bầu trời nên sáng và tái hơn ở gần
đường chân trời

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039176_b_556


Khoảnh
khắc tốt nhất để tìm màu xanh dương là ngay khi mặt trời lặn hay trước
khi mặt trời mọc, khi ánh sáng phản chiếu lên bầu trời. Bức ảnh được
chụp với chế độ "ánh sáng ban ngày" cho ra một khung cảnh lạnh lẽo và
buồn thảm

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039236_c_7457


Một phòng đẽo ra từ băng đá trong một khách sạn ở Thụy điển cho ra sắc màu xanh rực rỡ

- Màu xanh lá cây:

Màu
của tự nhiên, màu xanh cũng là màu mắt người nhạy cảm nhất và ta có thể
phân biệt được rất nhiều màu xanh lá khác nhau, tùy theo ngả sang phía
màu xanh dương hay màu vàng mà màu xanh lá mang những đặc tính rất khác
nhau. Khi ánh sáng rất yếu thì ta sẽ thấy rõ nhất nếu ánh sáng có màu
xanh lá cây. Là màu của thiên nhiên nên từ đó cho ra những sự liên
tưởng và biểu tượng mang tính tốt lành: màu của sự tăng trưởng, tiến
bộ, tươi trẻ, thiên nhiên.

Rất phổ biến trong thiên nhiên, nhưng
cũng rất khó tìm thấy màu xanh tinh khiết, ta cứ thử chụp thật nhiều
màu xanh trong thiên nhiên rồi so sánh với mẫu màu xanh trong photoshop
(đỏ=0, Xanh dương=0, Xanh lá=255) sẽ thấy. Phần lớn màu xanh lá giảm độ
bão hòa do trộn với màu xám, nhưng lá cây ta cảm thấy tươi khi được
chiếu bằng ánh sáng "rétro".
Bất kể liên kết với các biểu tượng tốt,
một bức ảnh nếu có một "tông" toàn bộ xanh lá lại được coi là ít hấp
dẫn lôi cuốn, đôi khi liên hệ vớ sự thối rữa, ẩm mốc

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039066_a_690


Trong
một buổi chợ sáng tại Moroni, màu xanh lá cây của những buồng chuối
trộn lẫn với màu quần áo của người bán hàng. Trong xứ hồi giáo này màu
xanh lá rất phổ biến do lí do tôn giáo

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039187_b_7434


Ánh
sáng mặt trời chói lọi chiếu lên các tán lá cây trong một khu rừng vịnh
Fundy được phản chiếu xuống mặt nước quanh các mỏm đá phủ rêu. Tốc độ
chụp chậm làm mềm đi các gợn nước và làm giàu thêm màu xanh

- Màu tím:

Sự
phối hợp giữa màu xanh dương và màu đỏ rất khác biệt với các màu khác
vì nó rất khó nắm bắt. Rất nhiều người rất khó khăn trong việc phân
biệt màu tím tinh khiết. Trong nhiếp ảnh ta sẽ gặp phải các vấn đề từ
sự thu nhận, thể hiện trên màn hình cho đến khi in ấn. Các gam màu trên
màn hình và mực in rất không hiệu quả đối với màu tím. Màu tím nguyên
chất rất tối, nếu sáng quá nó sẽ trở thành màu "lavande", nếu sẫm hơn
lại làm nhầm lẫn với màu xanh dương-đen. Nếu hơi ngả sang màu đỏ sẽ
biến thành màu magenta, nếu ta lấy bớt ra chút đỏ thì lại trở thành
xanh dương. Chính ranh giới giữa màu tím và màu đỏ là khó phân biệt
nhất.

Màu tím liên hệ với sự xa hoa, tạo ra cảm giác bí ẩn và
bao la, gợi nên "linh tính" và một thế giới xa lạ. Chính vì vậy màu tím
được dùng nhiều trong tôn giáo.
Là một màu rất khó tìm thấy, một vài
bông hoa có màu tím nhưng lại rất khó ghi nhận lại chính xác. Ánh sáng
trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn đôi khi cho ra màu tím
(sự trộn lẫn đỏ cam của ráng nắng và màu xanh của bầu trời)

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039156_a_5947


Ảnh các dãy trồng hoa Lavande ở Provence-Pháp, đó cũng là tên của một gam màu tím

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039115_b_5222


Hoàn
hôn và bình minh cho ra gam màu khá rộng lớn tùy theo các điều kiện
thời tiết khác nhau, kết quả thường rất bất ngờ. Ảnh chụp bờ biển
Đông-nam Nhật bản, 2 mỏm đá nổi tiếng tên Meoto-Iwa nối với nhau bằng
một sợi thừng được chiếu rétro bởi bầu trời tía lộng lẫy, ảnh nguyên
gốc hoàn toàn không được sửa lại
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 Empty Re: Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1

6/9/2009, 8:00 pm
- Màu cam:

Màu
cam là một màu rực rỡ, nó được liên hệ chặt chẽ với ánh sáng do sự đốt
nóng. Do pha trộn từ màu đỏ và vàng nên cũng mang một số tính chất của
2 màu đó. Màu cam rất sáng và mạnh khi nguyên chất, khi sáng lên sẽ trở
thành màu "beige", sẫm xuống thì trở thành màu "maron".
Gắn liền với các ngày lễ, nhưng cũng biểu tượng của sức nóng và khô cằn.
Ta
tìm thấy màu cam ở một số loài hoa, trong ánh sáng đèn tungstène, lửa
nến . Khi chụp ảnh phim người ta hay dùng filtre 85B standard (màu cam)
với phim type B trong ánh sáng ban ngày để bù trừ "tông" xanh dương vốn
có của phim.

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247038942_1_7407


Trong
Shinto Nhật, màu cam ngả sang đỏ là một màu thiêng liêng. Trong ảnh màu
cam được sơn trên các cổng Torii trên lối vào mộT ngôi đền

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247038994_3_5372


Mặt trời lặn phản chiếu xuống dòng nước đục của sông Mekong ở Viêng chăn cho một màu cam đỏ.

- Màu đen:

Màu
đen không có ánh sáng và "tông", trong nhiếp ảnh người ta tạo ra màu
đen bằng cách giảm sáng. Khi tinh khiết, màu đen không hề chứa một chi
tiết nào tuy nhiên nó rất quan trọng cho mật độ và sự phong phú của bức
ảnh. Màu đen rất cần thiết để tạo sự tương phản với các màu khác bởi vì
nó là cực điểm của sự đậm đặc và đồng nhất. Thường màu đen dùng làm
nền, tả hình thể đường nét (chụp ngược sáng), hoặc để chấm phá. Màu đen
không nên quá đậm đặc, vả lại khi in lên giấy cũng bị giảm nhiều và trở
thành màu xám rất đậm. Màu đen thường phải có trong các bức ảnh để tạo
nên những điểm "neo" cho các tông màu khác. Một số bức ảnh không cần
màu đen khi muốn thể hiện sự tinh tế nhẹ nhàng các tông màu (ảnh chụp
một cảnh sương mù) nhưng đa số đều cần có một phần đen tuyệt đối trong
các bức ảnh. Sự dư sáng, độ contrast yếu hay sai lầm khi xử lí ảnh KTS
là "kẻ thù" của màu đen.

Tuy nhiên để thu nhận được các chi tiết
trong vùng đen phải phân biệt được sự khác nhau rất nhỏ (từ 0 đến 20
trong ảnh 8bits trên thang 0-255). Sự tinh tế tinh vi trong các bức
hình của màu đen trên nền đen rất thú vị để khám phá và cũng là một thử
thách. Trong hội họa Manet đã tìm ra cái mà Matisse gọi là "một màu đen
minh bạch và sáng sủa".
Khi màu đen sáng lên thành màu xám, khi đó
nó rất nhạy cảm với tính trung dung (neutralité) hay không, chỉ cần một
chút ánh màu vô là thấy liền. Các màu đen của bóng đổ trong các bức ảnh
chắc chắn chứa đựng một tông màu nào đó.

Màu đen cho sự liên hệ
và biểu tượng với tính trung dung . Nó cũng gắn liền vớ sự giàu có và
thanh lịch (màu quần áo cũa giới quí tộc thế kỉ 16, 17)

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039157_aa_2989


Để
thu nhận được "hình nét" (sihouette), cần phải có nền sáng trong khi
cận cảnh chìm trong tối như trong bức hình chụp một sư chùa Swedagon ở
Rangoon. Một màu đen tuyệt đối sẽ tăng cường chất lượng cho hình nét vì
thế đã dùng pipette của điểm đen (photoshop) để tăng hiệu quả.

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039166_bb_5542


Một
biết thể của "Con mèo đen trên đống than đen" (tên một tác phẩm hội
họa), ảnh chụp con thiên nga đen trên nền đen phụ thuộc vào ánh sáng
trắng và màu xám tái để tạo nên một hình thể có thể thu nhận được.

- Màu trắng:


Về
lý thuyết, màu trắng không màu và không có "tông", thế nhưng thực tế
lại là màu tinh tế nhất, nó đóng vai trò quan trọng trong hầu hết tất
cả các ảnh. Ngay cả một vật hoàn toàn đen cũng cần các sắc sáng và sự
lồi lõm để có thể định dạng được. Một bức ảnh trắng cũng cần có sự biến
chuyển của sắc xám nhẹ để tạo hình. Chính cái sắc xám nhẹ ấy rất nhạy
cảm đối với màu (còn hơn màu đen) và rất khó có một màu trắng hoàn toàn
trung tính. Màu trắng cần một sự đo sáng rất cẩn thận và càng quan
trọng hơn khi chụp máy KTS so với máy phim. Thiếu sáng một chút sẽ tạo
nên một bức ảnh "dơ", trái lại dư sáng một chút sẽ hủy tất cả chi tiết
tinh tế. Phim chụp có tính phản ứng không tuyến tính đối với sự đo sáng
(đường biểu thị cong tịnh tiến đến cực) nên ngay khi bị dư sáng nhiều
nó cũng giữ được một chút chi tiết. Nhưng con sensor của máy ảnh KTS
phản ứng tuyến tính theo exposition nên các photosites của CMOS và CDD
tiếp tục thu nhận thông tin tỉ lệ thuận cho đến khi đạt ngưỡng cao
nhất, khi đó bị đầy và sẽ không tiếp tục thâu nhận thông tin được nữa .
Vì vậy một ảnh KTS dễ dàng mất đi các chi tiết khi dư sáng.
Màu trắng trung tính và thường làm biểu tượng cho sự tinh khiết, liên tưởng với sự xa vời thậm chí vô cực.

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039156_a_6894


Sự
đo sáng mang tính quyết định đối với các chủ thể màu trắng hay đen, nếu
ta có chút thời gian thì braketting khuyên dùng. Thông thường, nếu
không điều chỉnh, một bức ảnh như thế này cần ít nhất thêm 1 f-stop

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039155_b_4535


Một
áo blouse treo trên tường trong ngôi làng Shaker, một nghiên cứu về màu
trắng nhưng chính các bóng mới tạo nên hình, chúng cho ra "tông" và
quyết định sự đo sáng.

- Màu xám

Màu xám tinh
khiết là bản chất của sự trung tính, nó "bóp ngạt" cảm giác màu sắc
theo tỉ lệ không gian mà nó chiếm, nó cũng rất quí giá để làm hiện hình
các màu tinh tế nhất. Màu xám trung bình phàn chiếu lại 18% lượng áng
sáng chiếu đến nó và đóng vai trò quan trọng trong sự đo sáng. Sự tăng
sáng của màu đen và giảm sáng của màu trắng cho ra các sắc thái xám
khác nhau. Số lượng màu xám hầu như vô tận vì không chỉ đi từ trắng đến
đen mà còn có thể nhẹ nhàng có ánh màu khác.
Màu xám làm liên tưởng
đến sự nặng nề, cơ học máy móc, màu xám-xanh dương diễn tả sự lạnh lẽo,
màu xám-đỏ lại cho cảm giác nóng. Là màu của đá nên màu xám gắn bó với
sự vững chắc và trọng lượng.
Màu xám dễ tìm thấy trong thiên nhiên
(đá, mây nặng, mặt nước trong những ngày tối) và trong môi trường con
người (bê tông, xi măng, đường xá, nhà cửa ...)

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039163_a_7670


Bờ biển ở Massachusetts mùa đông, bầu trời màu chì đã bóp nghẹt hoàn toàn các màu sắc

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039170_b_2918


dây là công trường đá Toscanes mà ta khai thác được loại đá cẩm thạch trắng Carrare


Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039196_c_2943



vùng đất phật linh thiêng Anaradhapura (Sri Lanka), dải phù điêu các
con voi gác chính điện làm bằng xi măng cho một màu xám trung tính


tính "trung tính" của màu xám mà ta rất nhạy cảm với sự chính xác của
nó, ít nhất đó là chúng ta tưởng vậy. Hãy hỏi hai người chỉ ra một màu
xám hoàn toàn trung tính, chắc chắn là họ sẽ không đồng ý lẫn nhau. May
mắn là trong nhiếp ảnh KTS ta có thể đo đạc chính xác độ trung tính màu
xám bằng cách đo các giá trị Đỏ-Xanh dương-Xanh lá cây bằng photoshop,
nếu chúng bằng nhau thì màu xám hoàn toàn trung tính, còn nếu một giá
trị màu nào hơi lớn hơn thì màu xám ngả về phía tông màu đó

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039132_a_4482


Đây
là một ví dụ về việc nên giữ lại một sắc màu tinh tế hơn là làm chúng
trở thành màu xám trung tính,ánh xanh tái một cánh đồng nước Anh dưới
đường dây điện cao thế tạo lên cảm giác lạnh lẽo ẩm ướt một buổi sáng
mùa đông

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 1247039168_b_6311


Khi
chúng ta chụp một màu xám gần trung tính, cách tốt nhất phải nên nhớ
lại trong đầu chính xác ánh màu của nó. Bùn mà các con voi ở Etosha này
đang dầm mang một chút ánh xanh, nếu tôi (Micheal Freeman Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 Smile ) không ghi nhận lại có lẽ đã sửa thành màu xám trung tính rồi.


Bài viết bởi Xman @ vnphoto.net
http://www.vnphoto.net
Sponsored content

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 Empty Re: Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1

Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết