forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
dongta
dongta
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Tổng số bài gửi : 95
Thanks! : 1
Join date : 08/09/2009

Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Empty Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ

30/9/2009, 7:27 am
Gần
200 bức vẽ tiêu biểu của các em thiếu nhi VN và quốc tế được chọn lọc
từ 1.000 bức vẽ qua các cuộc thi vẽ do Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội
phối hợp với ban lãnh đạo các trường tổ chức ở trung học An Dương, Cung
Thiếu nhi Hà Nội, trường Quốc tế Unis, Quỹ trẻ em Blue Dragon... tổ
chức đã được hoàn thành trên
Con đường gốm sứ.

Đoạn tranh có tổng chiều dài 272m, với chủ đề Hà Nội - thành phố vì hòa bình.
Tranh gốm do các em thiếu nhi VN thể hiện mang những nét vẽ ngây thơ,
giàu trí tưởng tượng và màu sắc tươi sáng, với các hình ảnh thân thuộc
của Hà Nội như: Khuê Văn Các, chùa Một Cột, Ô Quan Chưởng, phố cổ Hà
Nội, đầm sen Hồ Tây, cảnh vui Tết Trung Thu với múa lân... Ngoài ra,
đoạn tranh do các em thiếu nhi quốc tế thể hiện mang những nét văn hóa
riêng từ đất nước các em hòa quyện cùng những tình cảm ngợi ca Hà Nội -
nơi các em đang sinh sống cùng gia đình và bạn bè.


Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ TTVH_131448948
dongta
dongta
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Tổng số bài gửi : 95
Thanks! : 1
Join date : 08/09/2009

Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Empty Re: Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ

30/9/2009, 7:28 am
"Con đường gốm sứ" hướng tới kỷ lục Guiness




Giadinh.net
- Chủ nhiệm dự án, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy vừa cho biết, UBND thành phố
Hà Nội đã cho phép xây tăng độ cao của tuyến đê lên 60cm, tạo thành
băng trên và băng dưới cho bức tranh.


Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, đoạn từ cửa khẩu
An Dương tới Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vào năm 2010, con đường gốm sứ
ven sông Hồng (ảnh) sẽ được đăng ký kỷ lục Guiness để trở thành bức
tranh gốm dài nhất thế giới. Tính cho tới thời điểm hiện tại, hơn 500m2
tranh đã được hoàn thành bao gồm nhiều trường đoạn về lịch sử, tranh
thiếu nhi, tranh đương đại của các họa sĩ trong nước và thế giới.

Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Conduonggomsucopy

Trong thời gian tới, các trường đoạn tiếp theo
sẽ được triển khai như miêu tả các nét hoa văn của 54 dân tộc anh em
như Thái, Tày, Mông, Dáy, Dao, K’ho, Banar... Tiếp đó là hình ảnh về
các di tích, thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội như chùa Một Cột, cầu Thê
Húc, Khuê Văn các... Hiện, có nhiều họa sĩ trong và ngoài nước đã gửi
mẫu phác thảo tới tham gia vào dự án.

Dự án cũng đã nhận được lời đề nghị hợp tác và
tài trợ từ phía Đại sứ quán Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha và Anh. Đặc
biệt, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức có quyết định đầu tư 17 tỷ
đồng cho Dự án Con đường gốm sứ ven sông Hồng.
dongta
dongta
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Tổng số bài gửi : 95
Thanks! : 1
Join date : 08/09/2009

Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Empty Re: Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ

30/9/2009, 7:29 am
Con đường Gốm sứ bị cảnh báo thành 'rác văn hóa'

Không nén nổi thất vọng về những hạt sạn
trên dải gốm sứ dọc đê sông Hồng, nhà sử học Lê Văn Lan gọi đó là con
đường "làm tiền và quảng cáo"; họa sĩ Trần Lương lo ngại, sự xâm lấn
của tính thương mại và cách quy hoạch thiếu giá trị nghệ thuật sẽ để
lại một công trình "rác văn hóa".

Kẹt giữa một bên là sự chỉ trích của dư luận và giới
nghệ sĩ, khoa học một bên là sức ép của các nhà tài trợ, chủ đầu tư dự
án - Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội và tác giả ý tưởng - nhà báo Nguyễn
Thu Thủy - đang từng bước tìm giải pháp sửa chữa để Con đường Gốm sứ
không đi vào ngõ cụt.
Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ AIMG_5816
Nút cầu vượt Chương Dương đẹp hơn với đoạn tranh gốm chủ đề "Dấu ấn định đô Thăng Long".

Dự án này từng được coi là một sáng kiến hay, một ý tưởng được trao giải
Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Nhưng khi thực hiện được khoảng
28%, tương đương với hơn 1.800 m2 đã phủ gốm, ông Lê Văn Lan - người
từng thuyết phục UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án từ những ngày đầu - cho
rằng, Con đường Gốm sứ đã hoàn toàn đi chệch với lộ trình và đích đến mà nó vạch ra.
Ông chỉ ra nhiều bất cập lớn, trong đó, nổi cộm lên là sự xâm lấn của
tính thương mại trong một công trình văn hóa và sự thiếu thống nhất,
đồng bộ về nội dung, chủ đề tác phẩm: "Tôi rất buồn, bởi xã hội đưa
đẩy, tác động đã khiến cho ý tưởng rất hay của chị Nguyễn Thu Thủy bị
đi chệch hướng. Người ta đã biến nó thành một vụ kinh doanh, biến nghệ
thuật thành nơi làm tiền. Ban đầu, Thủy thật thà và nhiệt tình tin
rằng, chị ấy sẽ kêu gọi được nguồn vốn xã hội hóa một cách vô tư. Nhưng
sau gần 3 năm, mọi việc đã bị biến tướng, có thể nói là ra ngoài cả khả
năng kiểm soát của chị ấy".

Còn họa sĩ đương đại Trần Lương - người từng rất quan
tâm đến dự án Con đường Gốm sứ - bày tỏ: "Đây không phải là nghệ thuật
mà là một nồi súp thập cẩm. Nội dung tác phẩm không thống nhất, bị xé
lẻ một cách lộn xộn. Chỗ thì trống đồng chim lạc xa xưa, chỗ thì mấy
ông Tây gắn họa tiết lập thể, chỗ kia lại là những bức vẽ ngây ngô của
trẻ con. Con đường Gốm sứ thất bại trước hết vì không có thiết kế tổng
thể. Tôi e ngại, nó có thể trở thành một thứ rác văn hóa mà sau này,
chúng ta lại phải chi rất nhiều tiền để phá đi".
Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ AIMG_5814
Nhưng tác phẩm gây chướng mắt người xem bởi cách thức bố trí logo của nhà tài trợ trên bức tranh.

Để đáp lại "hảo ý" của các nhà tài trợ - với sự đóng
góp được cho là chiếm ba phần tư tổng kinh phí, hơn 6.000 m2 dự án đã
bị xé lẻ thành những đoạn tranh khoảng trên dưới 100 m2, được đóng dấu
hai đầu bằng logo của nhà tài trợ. Khi được hỏi suy nghĩ về Con đường
Gốm sứ, chị Hoa - một người bán mũ bảo hiểm dạo trên đường Trần Nhật
Duật - thật thà nói: "Tôi không biết gì về tranh pháo đâu. Trước tôi
bán ở đoạn Thạch Bàn, nhưng chỗ đó gần chân cầu vượt nên người ta ít
dừng lại, tôi chuyển sang chỗ Xuncô (tức Sunco) này cho đông khách.
Trước thì người ta mua xong hàng rồi đi. Bây giờ cũng có người ngó
nghiêng này kia". Dấu ấn doanh nghiệp, một cách vô thức, đã ghi vào trí
nhớ của người dân, thay vì chủ đề các chủ đề bức tranh như: Mùa xuân phố cổ (công ty Thạch Bàn tài trợ) hay Đẻ đất đẻ nước
(do công ty Sunco tài trợ). Mà không riêng chị Hoa - một người tự nhận
là "không biết gì về tranh pháo", những nghệ nhân, công nhân trực tiếp
thực hiện dự án, trong những câu chuyện với phóng viên VnExpress.net
chiều muộn 7/9 cũng dùng những từ như "đoạn Hanel", "đoạn Garco" để nói
về các đoạn tranh của dự án. Đây khó có thể nói là hiệu quả mà những
người thực hiện Con đường Gốm sứ muốn để lại trong tâm thức cộng đồng.

Không phủ nhận thực tế này, nhưng họa sĩ Bùi Viết
Đoàn - một trong những người theo dự án này từ những ngày đầu - phân
bua, mục đích của chủ dự án là làm đẹp Hà Nội, trang trí lại dải đê xám
xịt, chứ không phải tạo ra một tác phẩm nghệ thuật cao siêu. Tính thống
nhất về nội dung, theo anh là "không phải yếu tố quan trọng nhất", vì
"không ai đứng một chỗ mà quan sát hết cả bức tranh 6.000 m cả". Còn về
sự bành trướng của logo doanh nghiệp lên tác phẩm, anh thừa nhận: "Con
đường Gốm sứ đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Chúng tôi phải đi chọn mua
từng mảnh gốm, chứ không phải là chỉ đi nhặt những mảnh vỡ vứt đi như
người ta nói. Rất khó yêu cầu nhà tài trợ dốc tiền một cách vô tư. Ở
nước ngoài, tranh tường của họ đều gắn tên nhà tài trợ. Chỉ có điều, họ
gắn ở dưới, chứ không phải ở trên hay ở trung tâm bức tranh như mình,
nên đỡ phô hơn".
Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ AIMG_5831
Logo nhà tài trợ đóng dấu hai đầu mỗi đoạn tranh.

Vậy giải pháp nào có thể đặt ra cho Con đường Gốm sứ đang dang dở với rất nhiều hạt sạn?
Trả lời câu hỏi này, họa sĩ Trần Lương cho rằng, đây là công trình
"không thể sửa chữa được về mặt nghệ thuật, mà chỉ khắc phục được phần
nào đó về tính lịch sử". "Dự án đã hỏng từ gốc, nên tốt nhất là dỡ đi
làm lại, biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật cộng đồng đúng nghĩa.
Hãy thực hiện có sự thiết kế tổng thể, có nội dung xuyên suốt và từ bỏ
ý tưởng chạy theo thành tích, tiến độ. Chúng ta từng có nhiều bài học
đáng phải xót xa khi chi ra hàng đống tiền để phá bỏ những tác phẩm
điêu khắc phi nghệ thuật của các trại sáng tác. Vậy nên hãy cân nhắc
khi thực hiện một dự án không có nhiều giá trị nghệ thuật nhưng lại tồn
tại lâu dài trong đời sống tinh thần của cộng đồng", anh nói.
Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ AIMG_5838
Dự án đang đẩy nhanh tiến độ. Các nghệ nhân làm việc cả buổi tối. Ảnh chụp lúc 19h ngày 7/9.

Nhà sử học Lê Văn Lan nhớ lại: "Ban đầu, tôi đã góp
ý, là đoạn bến xe Long Biên có thể tái hiện trận đánh Đông Bộ Đầu lịch
sử năm 1258 - sự kiện rất quan trọng với vùng này - nhưng bây giờ, thay
vào đó là những thứ hoa lá lăng nhăng". Vì vậy, khi được hỏi về giải
pháp, ông nhấn mạnh hai yếu tố: "Phải làm rõ chủ đề, ý tưởng nghệ
thuật. Phải bớt hẳn, nếu không nói là gạt bỏ mục đích thương mại, làm
tiền trên con đường này". Tuy nhiên, ông Lan cũng ghi nhận: "Thực tế,
Con đường Gốm sứ là công trình có đóng góp rất lớn cho Hà Nội, trong
bối cảnh, người ta chưa làm được gì nhiều cho thành phố nghìn năm tuổi
này".

Trao đổi lại với nhà báo Nguyễn Thu Thủy, chị cho
biết, để hạn chế bớt ảnh hưởng của các nhà tài trợ đến tổng thể bức
tranh, ban điều hành dự án sẽ tìm cách bố trí logo doanh nghiệp một
cách hợp lý hơn về kích cỡ, vị trí hoặc lồng ghép khéo léo và các chi
tiết tranh. Hiện, chị đã cho tháo dỡ một số logo để gắn lại một cách
thích hợp hơn. "Chúng tôi thực hiện dự án này bằng cả tâm huyết với Hà
Nội trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn. Làm nghệ thuật, nhất là
nghệ thuật cộng đồng, cũng như làm dâu trăm họ. Nhưng chúng tôi đã lắng
nghe mọi góp ý và cố gắng sửa chữa trong khả năng có thể".
dongta
dongta
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Tổng số bài gửi : 95
Thanks! : 1
Join date : 08/09/2009

Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Empty Re: Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ

30/9/2009, 7:30 am

Sẽ “chữa” quảng cáo trên “con đường gốm sứ”





(Dân trí) - Tên, logo của các Công ty tài trợ trên “Con đường gốm sứ”
được “phê” là thô, nặng tính quảng cáo. Tiếp thu các ý kiến này, những
người thực hiện cho biết, sẽ vinh danh các nhà tài trợ một cách “nghệ
thuật” hơn…

Vấn
đề quảng cáo trên “Con đường gốm sứ” trở thành chủ đề khá nóng của báo
chí trong những ngày gần đây. Nhằm trao đổi, tiếp thu các vấn đề báo
chí đặt ra, chiều ngày 4/9, tác giả của ý tưởng cùng Giám đốc Công ty
nghệ thuật Tân Hà Nội (Công ty thực hiện) đã gặp gỡ các phóng viên tại
buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội.

Sẽ “ẩn” hơn trong các bức tranh

Giám
đốc Công ty nghệ thuật Tân Hà Nội, Nguyễn Huy Cường cho rằng, logo và
tên của các công ty tài trợ thể hiện trên bức tường gốm sứ chỉ chiếm
một diện tích rất nhỏ so với diện tích gốm sứ do các công ty này tài
trợ.

Chẳng hạn, Công ty điện tử Hanel
tài trợ 103m2 gốm sứ được đặt chữ “Hanel” trên diện tích 0,125m2 hay
Công ty may 10 tài trợ 300m2 gốm sứ được đặt logo chiếm diện tích
0,81m2 (bằng 0,27%)…

Tuy nhiên, ông Cường thừa nhận “có
gì đó chưa ổn” trong cách vinh danh các công ty tài trợ và hoan nghênh
ý kiến của các cơ quan báo chí. Ông cho biết, những người làm dự tính
sẽ nghệ thuật hoá logo và dùng hình các con vật để thể hiện tên của các
công ty tài trợ.

Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Gsu2_050909
Hình thức vinh danh các nhà tài trợ như thế này được xem là chưa phù hợp.

“Với cách làm như vậy, bố cục chung
của bức tranh gốm sứ sẽ được giữ gìn”, ông Cường phân tích. Dẫu vậy,
công ty này đang phải chờ qui chế do UBND Thành phố ban hành cho vấn đề
này mới có thể thực hiện.

Cũng
theo ông Cường, logo của các công ty tài trợ sẽ được giữ trong một thời
gian nhất định. Sau đó, để cho các bức tranh hoàn hảo hơn, logo và tên
của các công ty này sẽ được đưa đến lưu danh chung trên một bức tường.

Chủ
nhân của ý tưởng con đường gốm sứ, bà Nguyễn Thu Thuỷ (công tác tại báo
Hà Nội mới) cho rằng, khi làm nghệ thuật rất khó đặt logo của các nhà
tài trợ. Tuy nhiên, để ủng hộ "con đường gốm sứ", các doanh nghiệp phải
lấy từ khoản dành cho quảng bá thương hiệu nên cũng yêu cầu xuất hiện
logo.


Thuỷ mở rộng, tại Mỹ, Úc, Tây Ban Nha, Canada… đều có những công trình
gắn tài trợ với quảng bá thương hiệu, tên của các cá nhân. Vấn đề lúc
này của “con đường gốm sứ” theo bà là phải làm sao thể hiện logo thông
qua hình thức nghệ thuật và trở nên “ẩn” hơn trong các bức tranh.

Về
vấn đề độ bền của công trình, bà Thuỷ cho rằng, khi doanh nghiệp gắn
với niềm tự hào trên "con đường gốm sứ", họ sẽ là những người chăm lo,
gìn giữ công trình đầu tiên sau thời điểm kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Sẽ kịp cán đích 1.000 năm

Liên
quan đến “phản biện”, bức tường gốm sứ nằm sát lề đường, thiếu không
gian thưởng thức bà Thuỷ lí giải, nghệ thuật công cộng không đòi hỏi
chúng ta đứng lâu, ngắm chi tiết như trong bảo tàng, gallery! Nghệ
thuật công cộng làm “bừng sáng” cảnh quan đô thị, mang lại cảm giác yêu
đời, giảm stress cho người đi đường…

Về câu hỏi liên quan đến kinh phí
dự án, bà Thuỷ cho biết, để làm ra mỗi m2 gốm sứ cần 10 triệu đồng và
con số này được tính toán dựa vào bảng giá do Bộ Văn hoá ban hành những
năm trước. Với 6.500m2 gốm sứ sẽ phải làm, tổng dự toán của dự án này
là 65 tỉ đồng.

Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Gsu1_050909
"Con đường gốm sứ" bước đầu được giới trẻ đón nhận.

Thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 17 tỉ
đồng cho dự án (chiếm 27%). Đến nay, thành phố đã rót 6,3 tỉ đồng để
thực hiện đoạn tranh lịch sử và đoạn thể hiện hoạ tiết hoa văn trên thổ
cẩm của các dân tộc.

Theo
bà Thuỷ, những đoạn trên không thích hợp để gắn logo của doanh nghiệp
nên thành phố đã chấp thuận hỗ trợ thực hiện. Những đoạn khó vận động
tài trợ như gầm cầu Chương Dương, Long Biên… cũng sẽ phải dùng ngân
sách thành phố.

Về
tiến độ, đến nay mới phủ được gốm sứ trên đoạn đường dài 1,6km, trong
khi tổng số phải thực hiện của giai đoạn 1 là 4,2km. Tuy nhiên, với lực
lượng 20 nghệ sĩ trong nước, 10 nghệ sĩ nước ngoài và 50 sinh viên mỹ
thuật, bà Thuỷ khẳng định, xét về chuyên môn đơn thuần không có áp lực
về tiến độ.

“Chỉ cần kinh phí rót đều, tốc độ vận động xã hội hoá nhanh, công trình sẽ kịp về đích kỉ niệm 1.000 năm”, bà Thuỷ tự tin.
dongta
dongta
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Tổng số bài gửi : 95
Thanks! : 1
Join date : 08/09/2009

Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Empty Re: Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ

30/9/2009, 7:31 am
Con đường gốm sứ, một kiểu quảng cáo trá hình giá rẻ?

TP - Thời gian gần đây, không chỉ giới nghệ sĩ mà cả
những người yêu Hà Nội, mỗi lần nhắc đến dự án này đều cho rằng dự án
đang làm xấu đi không gian sống cũng như làm hao tiền tốn của của dân.

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với họa sĩ
Bùi Hoài Mai, một trong số những người đầu tiên tham gia cố vấn thiết
kế cho dự án.


Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ ImageView
Quảng cáo cho công ty Hanel

Thưa, anh có ý kiến gì về chuyện giới mỹ thuật hết sức phản đối dự án con đường gốm sứ bởi tính phi thẩm mỹ của nó?

Trước tiên phải nói, đây là một ý tưởng hay đối với
thành phố Hà Nội bởi nó là dự án hiếm hoi, xuất phát từ ý tưởng của một
cá nhân quan tâm đến môi trường, cảnh quan đô thị.

Việc mà khá nhiều người dân đang sinh sống ở Hà Nội
vẫn coi đó là vấn đề của chính quyền. Căn bệnh thờ ơ, vô trách nhiệm,
thiếu ý thức công dân đang ngày càng đẩy thủ đô 1.000 năm văn hiến vào
cảnh nhếch nhác lộn xộn.

Tôi và rất nhiều họa sĩ khác đã hăng hái đóng góp ý
tưởng, công sức, tiền bạc để ủng hộ cho dự án ra đời. Kết quả là trong
thời gian ngắn, đã có một triển lãm đẹp trình bày cho công chúng thủ đô
hiểu về chất liệu gốm ngoài trời tại Bảo tàng Dân tộc học. Lúc đó tất
cả chúng tôi rất khâm phục nhà báo Nguyễn Thu Thủy, người vất vả, kiên
trì để có được giấy phép khởi động dự án thú vị này.

Chúng tôi hi vọng rất nhiều vào ý nghĩa mang lại từ dự
án chứ không phải danh hiệu “dài nhất” trong danh mục kỉ lục nào đó mà
nghe nói họ đang đề cử. Giá trị mà những người tham gia vào dự án luôn
hi vọng là bằng các hoạt động sáng tạo, mọi người dân cùng đưa ra ý
tưởng, đánh thức lại những giá trị cộng đồng khi họ trực tiếp tham gia
làm đẹp nơi sinh sống của chính mình.

Trong các cuộc họp tìm phương hướng cho dự án, tôi
cùng các anh em họa sĩ đã luôn nhấn mạnh rằng bức tường này không phải
là nơi để trưng bày các tác phẩm của họa sĩ.

Tiếc là rất nhiều mục đích tốt đẹp ban đầu nay đã biến
tướng. Đây là một dự án thành công trong triển khai nhưng thất bại
trong kết quả. Trên thực tế con đường này đang làm nên một thứ thẩm mỹ
hổ lốn bôi bác thành phố. Không chỉ tôi mà có lẽ bất cứ một người nào
am hiểu nghệ thuật công cộng cũng sẽ nói như thế.

Vậy mục đích ban đầu của dự án này là gì?

Khi chúng tôi đề nghị sự hỗ trợ tài chính từ quỹ Ford,
tôi viết rất rõ: đây là một dự án nghệ thuật cộng đồng phi lợi nhuận.
Tiền mà quỹ tài trợ sẽ dùng để quảng bá, học tập kinh nghiệm tổ chức từ
các chuyên gia, phát triển truyền thông để quảng bá ý tưởng tốt đẹp
này.


Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ ImageView
Bùi Hoài Mai

Dùng phương tiện nghệ thuật để nâng cao ý thức, bảo vệ
cảnh quan đô thị trong chính những người dân thủ đô. Bất cứ ai, bất cứ
nhóm người nào, ở một độ tuổi nào cũng có thể tham gia.

Những tác phẩm được tạo dựng trên con đường gốm sứ này
là cái gì không quan trọng, điều quan trọng hơn là người dân sẽ đưa ra
những ý tưởng, họ sẽ cùng nhau bàn cách giải quyết sao cho tác phẩm
chung của họ nói lên được những vấn đề về Hà Nội hôm nay và cả tương
lai. Tất nhiên muốn làm được điều này thì cần đến sự giúp đỡ của các
nghệ sĩ.

Cách làm này không mới, các nước trên thế giới họ đã
ứng dụng rất hiệu quả. Nó đạt được hai mục đích, một là người dân không
thờ ơ, bàng quan với thẩm mỹ nơi họ đang sống. Từ sự không thờ ơ đến
việc họ tự tay làm nên các tác phẩm thì ý thức giữ gìn nó cũng được
nâng cao.

Mục đích thứ hai còn cao hơn là tạo ra một ý thức cộng
đồng, ý thức công dân. Họ sẽ thấy thành phố này có ý nghĩa với họ biết
bao. Khi tạo dựng được điều này rồi, thì con đường gốm sứ là của dân,
dân là người thiết kế, là người thực thi, thậm chí bỏ tiền ra nữa.

Mục đích ban đầu kêu gọi sự phát triển nghệ thuật cộng
đồng, nay dường như dành cho một nhóm họa sĩ đang âm thầm thực hiện
“hợp đồng”. Sự “cần mẫn” của nhóm này cũng chẳng gây được “ấn tượng”
cho mục đích cộng đồng kia, bởi thế mới có chuyện đoạn đường gốm sứ vừa
được làm xong vẫn có kẻ đi tè vào nó.

Cũng xin nói luôn, sau khi Dự án nhận được khoản tài
trợ của quỹ Ford là khi tôi bắt đầu nhận thấy nó đang bị lái sang một
hướng khác, sai với tiêu chí, nên tôi sớm rút chân khỏi dự án. Đây hoàn
toàn là quyết định cá nhân.

Tôi cũng biết, một khoản tiền không nhỏ từ quỹ Ford
tài trợ đã được dùng để mời các chuyên gia có uy tín về nghệ thuật cộng
đồng từ các nước đến truyền bá kinh nghiệm nhưng chả thấy tí hiệu quả
nào.

Hôm trước khi đi ngang qua con đường gốm sứ này,
tôi giật mình nhìn thấy chữ Hanel được ghép gốm to đùng trên một đoạn
đường. Tôi không thể hiểu được giữa việc tham gia tài trợ cho dự án và
việc quảng cáo cho thương hiệu có khác gì nhau không?



Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ ImageView
Quảng cáo cho công ty May 10

Đấy chỉ là một hình thức trá hình của việc mua quảng
cáo giá rẻ. Tôi cho đây là thất bại dự án (mặc dù có thể thành công về
tiền bạc).

Tôi hỏi chị nhé, đây là công trình thế kỷ để lại cho
con cháu muôn đời sau như từng hi vọng, giả sử thôi, mấy năm nữa công
ty Hanel tuyên bố phá sản, một công ty khác mua lại công ty Hanel, giả
dụ vậy, thì người ta lại đục đi chữ Hanel để thay một cái biển khác vào
đó?

Việc nực cười thế ai liếc qua mà chẳng biết: chị nọ
kiếm được khoản tài trợ để nung gốm, anh kia chiếm được không gian
quảng cáo giá hời mà lại vô thời hạn.

Còn dân đi ngang bảo: “Ôi giời, ông thò chân giò, bà
thò chai rượu”. Việc tài trợ vì lợi ích cộng đồng và việc quảng cáo
thương hiệu đã bị đánh lận con đen.

Anh chung tay để xây dựng một bộ mặt mới cho thủ đô Hà
Nội văn minh hơn, vậy mà anh lại trương biển quảng cáo to đùng thế thì
khác nào con đường gốm sứ đang bị cắt khúc để bán quảng cáo.

Xin cảm ơn anh.
dongta
dongta
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Tổng số bài gửi : 95
Thanks! : 1
Join date : 08/09/2009

Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Empty Re: Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ

30/9/2009, 7:31 am
Con đường gốm sứ hay con đường quảng cáo?

Lao Động số 194 Ngày 29/08/2009 Cập nhật:
8:54 AM, 29/08/2009






Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Avatar
Hình ảnh, logo của các nhà tài trợ trên công trình bị cho rằng phản cảm.

(LĐ)
- Rất nhiều nhà làm nghệ thuật và người dân đang lên tiếng bức xúc về
việc con đường gốm sứ nghệ thuật ở dải đê ven sông Hồng (Hà Nội) đang
bị xé lẻ thành mảnh đất cho các doanh nghiệp phô trương thương hiệu,
khi logo của "Mạnh Thường Quân" được trương lộ liễu trên nhiều đoạn
tường.



Cụ thể là từ đoạn bến xe buýt Long Biên kéo dài gần 200m, hàng loạt logo các nhà tài trợ được đặt trên nhiều đoạn tường gốm sứ.

Đó
là các thương hiệu của các công ty đang tài trợ cho đoạn đường này:
Công ty điện tử Hanel, Công ty may 10, Công ty Thái Dương, Công ty dệt
may Hanosimex... Đặc biệt, nhà tài trợ Hanel được ưu ái đặt 3 tên công
ty chỉ trên một đoạn tường ngắn. Ngay dưới nút giao thông cầu vượt
Chương Dương, logo của Công ty may 10 cũng được gắn hai bên mảng tranh
gốm lớn.

Điều này nhiều người quan ngại, công trình nghệ thuật
cộng đồng hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đang bị biến
thành nơi để các nhà tài trợ mặc sức quảng cáo, thay vì ý nghĩa nghệ
thuật, chính trị tốt đẹp ban đầu của nó.

Xử lý chưa hoàn hảo


"Ở
nhiều nước có nền nghệ thuật công cộng phát triển, việc vinh danh các
doanh nghiệp, nhà tài trợ trên chính tác phẩm là chuyện bình thường" -
hoạ sĩ - nhà báo Nguyễn Thu Thuỷ - người phụ trách chính của dự án con
đường gốm sứ - khẳng định với PV về vấn đề này.

Bà Thuỷ cho
biết, sau khi Quỹ Ford - nhà tài trợ chính của dự án đột ngột dừng hoạt
động tại VN trong năm 2009, dự án đã phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn về tài chính và buộc phải huy động đầu tư từ các nguồn lực xã hội
hoá. Việc vinh danh nhà tài trợ là điều phải làm, nhất là với các nguồn
xã hội hoá, với cách làm thông thường là chỉ gắn logo lên tác phẩm
trong một số đoạn tranh gốm sứ.

Dự án "Con đường gốm sứ" cũng
thừa nhận vấn đề công bố danh tính nhà tài trợ vẫn chưa được xử lý hoàn
hảo, tuy nhiên việc xử lý hoàn toàn có thể khắc phục.

Chưa được Sở VHTTDL cấp phép và hướng dẫn


Tuy
nhiên, khi nói về tính pháp lý của việc đặt logo các nhà tài trợ trên
tác phẩm, bà Thuỷ cho biết, dự án hiện mới đang đề xuất để phối hợp với
các cơ quan chức năng của thành phố về quy chế đưa logo của các nhà tài
trợ lên con đường gốm sứ. Phương án mà dự án đưa ra là tập trung tất cả
logo các nhà tài trợ trên một bức tường để vinh danh các nhà tài trợ,
cá nhân, tổ chức góp phần tạo nên công trình làm đẹp thành phố.

Điều
này chính là điểm mấu chốt khiến dự án bị mắc ở mặt pháp lý. Trao đổi
với PV về điều này, bà Vũ Thuỳ Anh - Trưởng phòng Quản lý văn hoá Sở
VHTTDL Hà Nội - cho biết: "Xã hội hoá thì vinh danh các nhà tài trợ là
điều hiển nhiên, nhưng có thể khẳng định, sở chưa nhận được văn bản
chính thức nào từ thành phố yêu cầu hướng dẫn thực hiện việc quảng cáo,
đặt logo trên công trình này".

Bà Thuỳ Anh cũng lý giải thêm:
"Thông thường, với một công trình nghệ thuật nếu muốn đặt biển quảng
cáo cần có đề án lên Uỷ ban NDTP để xin chủ trương. Khi thành phố chấp
nhận, phê duyệt và có giấy yêu cầu xuống sở thì chúng tôi mới có thể
hướng dẫn việc thực hiện nội dung quảng cáo trên các công trình nghệ
thuật đó. Tuy nhiên, riêng với công trình "Con đường gốm sứ", chúng tôi
chưa từng tiếp nhận văn bản, giấy tờ nào từ phía đề án hay thành phố".
Quỳnh Châu
Sponsored content

Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ Empty Re: Hoàn thành 200 bức vẽ của thiếu nhi trên Con đường gốm sứ

Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết