forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ” Empty Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ”

6/9/2009, 12:06 pm
(TT&VH) - LTS. Sau khi đăng bài viết nhan đề Cày xới lại trên mảnh ruộng Đông Hồ phản
án về triển lãm của họa sĩ trẻ Phạm Huy Thông - đang diễn ra tại Trung
tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội (kéo dài đến 15/7); TT&VH
đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả. Quả thật, cách “nhại”
tranh Đông Hồ để “giễu” các vấn đề của cuộc sống đương đại của họa sĩ
trẻ này có thể để lại nhiều tiếng cười sảng khoái. Song cũng có những ý
kiến khắt khe cho rằng, như thế có vẻ làm “tầm thường hóa” dòng tranh
cổ kính của cha ông.


Vậy tranh Đông Hồ có thể phản ánh
cuộc sống đương đại hay không? Để trả lời cho những thắc mắc này, chúng
tôi xin giới thiệu bài viết khám phá những điều thú vị về tranh Đông Hồ
- một dòng tranh luôn bám theo thời cuộc.

Từ cảnh nhảy đầm đến… nhà chứa!

Ai
cũng biết trong phong trào Âu hóa, cái món “nhảy đầm” đã được du nhập
vào Việt Nam khiến các cụ đồ Nho phải lắc đầu lè lưỡi. Nhảy đầm đã đi
vào tranh Đông Hồ với bức tranh cùng tên, và hiện nay vẫn còn ván khắc
để in. Bức tranh mô tả một quầy bar, có ly, cốc, có bồi bàn, có rượu
vang hoặc champagne, hình vẽ cũng thô mộc thôi, nhưng rất rõ một sinh
hoạt thuộc địa, với hai cặp giai thanh gái lịch trong điệu valse uyển
chuyển.

Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ” Nhay-dam
Nhảy đầm (tranh Đông Hồ)

Bức tranh đôi Phong tục cải lương - văn minh tiến bộ
vẽ ông Tây - bà đầm đi “picnic”, một bên chú thích là Phong tục cải
lương moa tăng phú, còn bên kia: Văn minh tiến bộ, tọa (toa) tăng
xương. Theo lý giải của họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, thì đây là cách chửi
kiểu bồi tiếng Tây của một ông đồ cũng thật hay, Toa tăng xương = Toi
attention/ Mày liệu hồn, Moa tăng phú = Moi, je m’enfiche/ Tao mặc kệ.
Cả hai câu có nghĩa đầy phẫn nộ: Phong tục thay đổi, thì mày liệu hồn;
Văn minh tiến bộ, tao đếch cần.

Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ” Vanminh
Bức tranh đôi Phong tục cải lương - văn minh tiến bộ

Bộ tranh đôi Trai tứ khoái - gái bảy nghề,
nghệ nhân đã rất khéo đổi câu vè quen thuộc trong dân gian chê các cô
gái hư hỏng: “Ngồi lê là một, dựa cột (lười nhác) là hai/ theo giai là
ba/ ăn quà là bốn/ trốn việc là năm/ hay nằm là sáu/ đánh cháu là bảy”
thành “đăng sê (nhảy đầm) là một/ theo mốt là hai/ đánh bài là ba/ đàn
ca là bốn/ trốn nhà là năm/ đi săm (nhà chứa) là sáu/ Mang cháu (chửa
hoang) là bảy. Bộc lộ sự phê phán riết róng cái việc đánh mất thuần
phong để đi vào bại tục.
Chỉ một góc nhỏ thôi trong tranh Đông Hồ đã cho ta
thấy nghệ nhân với trách nhiệm xã hội đã đóng vai trò phê phán quyết
liệt những thói xấu từ quan trường đến đời sống dân sự. Họ là nghệ nhân
nhưng cũng là những nhà báo trứ danh đó chứ!

Tranh Đông Hồ: luôn bám theo thời cuộc

Chỉ
từ đời sống dân gian, chẳng có ai định hướng mà tranh Đông Hồ cũng có
đủ loại từ tranh giáo khoa, phong cảnh, phong tục, sinh hoạt, tín
ngưỡng, tranh truyện (dựa theo cổ tích) tranh lịch sử, châm biếm và hài
hước, chẳng thiếu thể loại gì.

Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ” Nhachua
Tranh Gái bảy nghề

Có thể nói, một đặc điểm rất đáng nể của tranh
Đông Hồ là luôn bám theo thời cuộc. Ta để ý mảng tranh châm biếm, những
bức tranh như Trê cóc, Đám cưới chuột, Đánh ghen, Hứng dừa cách nay vài trăm năm đến những tranh Trai tứ khoái, gái bảy nghề
vẽ về thói sinh hoạt đàng điếm của đám trai gái thành thị thời thực dân
Pháp đến các tranh vẽ người Pháp Văn minh tiến bộ, phong tục cải lương
cách đây sáu bảy mươi năm tự nhiên đóng vai trò phản biện xã hội với
con mắt phê phán khá sắc cạnh. Thế mới biết nghệ nhân quan sát cuộc
sống và hiểu cuộc sống khá kỹ lưỡng. Có thể nói đó là loại tranh biếm
xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, ở tư thế độc lập, cao cấp in màu tử tế và
được xã hội chấp nhận, giữ gìn.

Tranh Đám cưới chuột
quá nổi tiếng, ai cũng biết nhà chuột trong buổi nghinh hôn phải lo lễ
lạt cho bề trên là ông miêu để được vênh vang rước dâu. Nhưng vào thời
mua quan bán tước, nghệ nhân ta chế lại hai chữ “nghinh hôn” thành
“tiến sĩ”. Cảnh rước dâu thành cảnh rước tiến sĩ vinh quy, cũng lễ lạt
cho mèo để được danh phận.

Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ” Tiensy
Đám cưới chuột (trái) được “chế” lại thành đám rước Tiến sĩ (dưới) với đầy tính thời cuộc

Ai cũng biết tranh đôi Đánh ghen chê cười cảnh lẽ mọn, ông chồng rụt rè can ngăn vợ cả: Thôi thôi bớt giận là lành... còn Hứng dừa thì “đấy trèo đây hứng” quả là ngoạn mục của sự phồn thực. Nhưng lại có một dị bản Đánh ghen, Hứng dừa nữa của thế hệ sau gần chúng ta hơn, khá đặc biệt với chú thích mới: Ở tranh Đánh ghen,
cảnh ông già đang lộn xộn trong cảnh tranh chấp vợ cả vợ bé, ông tuyên
bố gân guốc với bà cả “nhân lão tâm bất lão” (người già nhưng lòng chưa
già!), quyết tâm giữ bà hai. Còn Hứng dừa
thì đi xa hơn trong phồn thực với chú thích lẩy từ câu Kiều có sửa đi
đôi chút: “trong như ngọc, trắng như ngà”, chẳng phải là anh chồng đang
nói về cô vợ “nuy” sao?
Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ” Online.Danhghen-Hungdua%20cu
Tranh Đánh ghen và Hứng dừa (cũ)


Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ” Online.Danhghen-Hung%20dua%20moi
Tranh Đánh ghen và Hứng dừa (mới)
hai_anh88
hai_anh88
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 25
Thanks! : 3
Join date : 21/10/2009
Age : 40

Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ” Empty Re: Tranh Đông Hồ - thời “văn minh tiến bộ”

17/11/2009, 11:24 am
tuey voi
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết