forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Những lợi ích của Nhân trắc học (Ergonomics) – Những tổn thất do không áp dụng Nhân trắc học (Ergonomics) Empty Những lợi ích của Nhân trắc học (Ergonomics) – Những tổn thất do không áp dụng Nhân trắc học (Ergonomics)

29/10/2009, 10:45 am
Những lợi ích của Nhân trắc học (Ergonomics)
- Giảm mức tổn thương hoặc bệnh tật
- Giảm đền bù
- Tăng tính thỏa mãn, hài lòng cho người lao động.
- Tăng thuận lợi, tiện nghi cho người lao động.
- Giảm bớt các nguy cơ về an toàn và y học lao động.
- Tăng năng suất lao động.
- Nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Nâng cao hiệu quả lao động.
- Giảm tỷ lệ phế liệu.
- Giảm tỷ lệ luân chuyển công nhân.
- Giảm số ngày nghỉ việc.
- Cải thiện quan hệ lao động.
- Giảm tổn thất cho thiết bị.
- Hạn chế tối đa lỗi sai của công nhân.
- Giảm tình trạng phải làm lại.
Những tổn thất do không áp dụng Nhân trắc học (Ergonomics):
- Đầu ra của sản phẩm ít hơn.
- Tăng thời gian trống.
- Giá về y tế và nguyên vật liệu cao hơn.
- Tăng nghỉ ốm.
- Chất lượng lao động thấp.
- Tăng chấn thương, tăng căng thẳng.
- Tăng nguy cơ bị tai nạn, tăng lỗi sai.
- Tăng vốn sản xuất.
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Những lợi ích của Nhân trắc học (Ergonomics) – Những tổn thất do không áp dụng Nhân trắc học (Ergonomics) Empty Nguồn gốc của Nhân trắc học (Ergonomics) – Lịch sử của Nhân trắc học (Ergonomics) – Khoa nghiên cứu về Lao động

29/10/2009, 10:46 am
Từ thời kỳ đồ đá, người cổ xưa đã biết dùng đá để lấy lửa hay biết tìm
kiếm những đoạn que dài để tăng khả năng với tới của cánh tay trong hái
lượm hoa quả. Có thể nói đó là sự khởi đầu của việc phát triển
Ergonomics một cách tự phát và là những hình ảnh tiền thân của
Ergonomics.
Năm 1473, Ellenbog đã chỉ ra rằng trong máy kéo thời đó có các chất hoá
học và thiết kế của chính máy kéo đó đã tác động không tốt tới sức khoẻ
con người. Ở thế kỷ XVII, Ramazzini đã lưu ý về các ảnh hưởng bất lợi
do các tư thế lao động căng thẳng trong rất nhiều ngành nghề.
Đến đầu thế kỷ XX, bắt đầu một thời kỳ mới của chủ nghĩa Taylor.
Frederick Taylor, một kỹ sư và nhà kinh tế Mỹ (1856-1915) đã đặt tên
mình cho hệ thống tổ chức và quản lý lao động. Hệ thống này đã đánh giá
sự cần thiết phải chia các hoạt động lao động thành các thao tác nhỏ và
chuẩn hoá các cử động.
Năm 1911, Gilbreth đã đưa ra thuật ngữ “therblig” (đặt theo ngược tên
tác giả) sử dụng trong nghiên cứu các cử động và hoạt động của con
người qua phương pháp bấm thời gian lao động.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Ergonomics được ứng dụng trong
ngành công nghệp quân sự. Cũng trong thời kỳ này, một lĩnh vực mới được
đề cập đến, đó là tâm lý kỹ thuật, có mục đích ứng dụng tâm lý vào hoạt
động lao động thực tế của con người. Các nhà tâm lý lao động và tâm lý
kỹ thuật đều cố gắng nghiên cứu để hợp lý hoá hoạt động lao động.
Trong thế chiến thứ hai, Ergonomics phát triển liên ngành nhằm tìm kiếm
các điều kiện tối ưu hơn cho hoạt động của con người, đồng thời tìm ra
những giới hạn về khả năng của họ. Trong giai đoạn này Ergonomics phục
vụ cho quân sự với các loại vũ khí hiện đại.
Ngày 12-7-1949, K.F.H.Murrell chính thức đề xuất thuật ngữ Ergonomics.
Ngày 12-6-1950, thuật ngữ Ergonomics đã chinh thức được thừa nhận và
môn học này đã được khai sinh từ đó. Tuy nhiên, cũng có tài liệu nói
rằng thuật ngữ Ergonomics đã được một nhà bác học người Balan, giáo sư
Woijciech Jastrzebowski sử dụng và công bố năm 1857 trong công trình có
tên “Các đặc điểm của Ergonomics, tức khoa học về lao động”, trong tạp
chí hàng tuần “Thiên nhiên và Công nghiệp”.
Ngày nay, Ergonomics được phát triển và đào tạo ở rất nhiều nước trên thế giới…
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết