forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Loại hình Gốm Empty Loại hình Gốm

6/9/2009, 8:37 am
Loại hình Gốm 2275456790103356551S600x600Q85
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ
rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do
tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều
làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai
thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là
cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, đục. Bát
Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng
với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu. Dựa
vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng
như sau:

* Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát,
chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.
* Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư
hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và
đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì
lẽ trên nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và
năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những
người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng.
* Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như
tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng
voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng.
Các dòng men

Loại hình Gốm 2755973320103356551S600x600Q85

Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua mỗi thời kỳ
khác nhau để tạo nên những sản phẩm đặc trưng khác nhau: men lam xuất
hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm;
men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được vẽ theo kỹ thuật
men lam; men trắng ngà sử dụng trên nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỷ 17
đến thế kỷ 19, men này mỏng, màu vàng ngà, bóng thích hợp với các trang
trí nổi tỉ mỉ; men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu
tạo ra một đòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng ở thế kỷ 16–17 và men
rạn là dòng men chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỷ 16 và phát
triển liên tục qua các thế kỷ 17–19.
.
Một số hình ảnh về sản phẩm gốm Bát Tràng

Loại hình Gốm 180px-Gom_Bat_Trang-Hu_co_nap
Loại hình Gốm Batrang111
Loại hình Gốm F87d6fe2a_vinabt02
Loại hình Gốm Dia-chu
Loại hình Gốm Dsc08177resize6wu
Loại hình Gốm Tuong_gom_nghe_thoi_Canh_Hung
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết