forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Tạo dáng cho xe đạp điện "Cây tre" Empty Tạo dáng cho xe đạp điện "Cây tre"

9/9/2009, 6:22 am
Xe đạp có thể gấp lại, bỏ gọn vào trong
va-li để mang theo khi đi du lịch hoặc đi công tác xa. Khi cần dùng
đến, có thể mở ra. Chiếc xe đạp điện không chỉ chạy tốt mà còn trông...
bụi bụi, trẻ trung. Làm ra một chiếc xe đạp điện... bỏ va-li là đề tài
tốt nghiệp của Châu Văn Phương, sinh viên ngành tạo dáng công nghiệp,
ĐH dân lập Hồng Bàng - TP.HCM.
Do đặc tính của ngành học, sinh viên làm luận văn
tốt nghiệp ngành tạo dáng công nghiệp phải tự "ngâm cứu" cho ra lò hình
dáng mới cho một sản phẩm. Sản phẩm phải bắt mắt, mới lạ và tiện lợi.
Cũng vì vậy, sau nhiều ngày trằn trọc suy nghĩ (bạc mất vài sợi tóc),
Phương đã quyết định chọn và thiết kế chiếc xe đạp điện để làm đồ án
tốt nghiệp.

Tuy nhiên, thiết kế như thế nào thì Phương vẫn
chưa hình dung được cụ thể. Phương kể: "Thời gian ấy, mọi việc dường
như rất khó khăn và bản thân tôi rất lo lắng. Mặc dù đã tính toán và vẽ
ra sản phẩm trên giấy, làm mô hình sản phẩm bằng xốp nhưng vẫn chưa yên
tâm chút nào. Suốt ngày, tôi phải lang thang ngoài đường, khi thì mải
mê bám theo một chiếc xe đạp điện, khi thì ở các chợ bán phụ tùng xe
đạp cũ, lúc lại lên Internet liên tu bất tận để thu thập thông tin....
Tối về, tôi lại đem tài liệu thu thập được ra phân tích để tìm ra một
kiểu xe riêng của mình nhưng cũng phải tiện lợi về công năng và giá
thành rẻ và... phù hợp "hầu bao" cá nhân...".
Tạo dáng cho xe đạp điện "Cây tre" 20175528_images286789_XD_xuong130704Ba tháng sau đó, chiếc xe đạp điện do Phương
thiết kế đã ra đời. Chỉ cần trèo lên xe, mở công-tắc, xoay tay ga là có
thể chạy được. Xe khá nhỏ gọn: dài 1,2m, cao 1,1m và nặng 21kg, có thể
vặn để gập đôi xe lại khi không sử dụng. " Sinh viên ở trọ như tôi, khi
nào không xài thì đem để hẳn vô nhà trọ luôn, ít ngại choáng diện tích
như xe đạp thường mà cũng đỡ lo mất trộm." - Phương phân trần. Phương
đặt tên chiếc xe đạp điện là "Bamboo" (cây tre), do liên hệ với câu
chuyện cổ tích... "cây tre trăm đốt" có thể tháo ra và lắp vào khi cần
thiết.

Tuy nhỏ gọn nhưng "Bamboo" có thể tải được trọng
lượng 100kg, chạy với tốc độ 20-30km/g. Phương cho biết: Cái khó nhất
trong việc thiết kế xe là phải làm sao phối hợp hài hòa được tính kỹ
thuật (đảm bảo xe chạy tốt) và tính mỹ thuật của xe. Ngoài hai tay nắm
để điều khiển xe là cố định, còn lại tất cả các vị trí đều được thiết
kế để thay đổi kích thước dễ dàng. Để xe có thể gập lại được, trên sườn
xe được thiết kế một con ốc có thể mở hay vặn khóa khi cần. Tuy nhiên,
khung sườn phải được tính toán và gia công chịu lực tại nhiều điểm khác
nhau. Xe đạp điện hiện nay sử dụng đến hai gắp (phuộc) để đảm bảo độ
thăng bằng trong chịu lực. Để gọn nhẹ, giảm sự cồng kềnh, Phương quyết
định chỉ dùng phuộc một bên. Như vậy, toàn bộ lực chính sẽ dồn ở yên
xe, sau đó sẽ dàn trải lực xuống hai bánh xe. Trọng tâm của xe rơi vào
vị trí gắp định vị sau, gần sát với mô-tơ. Vì vậy, mặc dù xe chỉ sử
dụng một gắp định vị cho cả hai bánh xe trước và sau nhưng vẫn bảo đảm
an toàn cho người sử dụng.
Tạo dáng cho xe đạp điện "Cây tre" 20175528_images286791_XD_letotnghiep130704Hoạ sĩ Nguyễn Văn Hảo, giảng viên Khoa Tạo dáng
Công nghiệp, nhận xét: "Đối với những đề tài tốt nghiệp, sinh viên chỉ
cần nộp mô hình mô phỏng sản phẩm và đưa ra những ý tưởng mang tính khả
thi là chúng tôi đã có thể chấm đạt. Với sản phẩm tốt nghiệp của Châu
Văn Phương, tôi đánh giá cao tính sáng tạo về kiểu dáng chiếc xe đạp
điện "Bamboo". Việc bố trí bố cục không gian cho chiếc xe đáp ứng yếu
tố mới và lạ, hoàn toàn khác biệt với những kiểu dáng đã có. Hơn nữa,
đây là sản phẩm hiện hữu, có thể đánh giá tính khả thi ngay trên sản
phẩm. Tôi đã chấm điểm xuất sắc cho đồ án này".

Để "ẵm" được điểm 9,54 của Hội đồng Tốt nghiệp,
Phương đã phải làm việc cả ngày và đêm, gần như không nghỉ trong suốt
ròng rả ba tháng. Để tìm được xưởng "chịu" gia công những chi tiết cơ
khí nhỏ do Phương tự vẽ mà chưa từng có khuôn mẫu nào, lại thêm giá cả
phải không được cao, Phương đã phải lùng sục khắp nơi. Chỉ vài ngày sau
khi tìm ra được xưởng gia công cơ khí, Phương lại phải nháo nhào đi tìm
nơi hàn gió đá, hàn điện, gò tole để tiếp tục gia công các ổ trục, ổ
bi, định tâm quay cho bánh xe... Hàng ngày, Phương cứ phải liên tục
chạy đi chạy lại hết nơi này đến nơi khác: chạy đi hàn, uốn sắt, bắt
ốc, khoan lỗ, đi mua phụ tùng cũ ở những chỗ bán phế liệu...

"Khó khăn là vậy, nên dĩ nhiên tôi cũng đã nếm
mùi thất bại nhiều lần." - Phương kể - "Do chỉ đủ tiền mua mô-tơ cũ nên
máy có lúc quay lúc không, khi sửa cho mô-tơ chịu quay thì... sườn xe
gãy vì tính toán không đúng. Mà không chỉ hỏng một lần, tới bốn lần nếm
mùi thất bại, lại rút kinh nghiệm và bổ sung...".

Cuối cùng, Phương đã thành công với sản phẩm mẫu.
Xe tuy chỉ mới hoàn tất phần kết cấu và khung sườn nhưng Phương đã có
thể thở phào nhẹ nhõm. Các công việc còn lại như tạo dáng, kỹ thuật
điện... vốn là sở trường của Phương. Từ nhỏ, bạn đã được theo phụ ba đi
sửa điện; khi tốt nghiệp phổ thông lại theo học một lớp kỹ thuật viên
hai năm về Điện tử và Iin học ở ĐH Bách khoa TP.HCM. Dựa trên những
kiến thức tự tích lũy, Phương thiết kế mạch điện điều khiển xe gồm một
bo mạch chủ làm nhiệm vụ điều khiển trung tâm. Bo điều khiển này sẽ
nhận lệnh điều khiển từ tay ga, đổi dòng điện cấp để mô-tơ hoạt động và
thay đổi vận tốc xe. Ngoài ra, Phương còn thiết kế bộ sạc rời gồm một
ắc-quy 24V, mạch điện thiết kế có bộ tự ngắt khi ắc-quy được nạp đầy.
Trong bộ nguồn của xe cũng được thiết kế một bộ sạc nóng, giúp người đi
xe có thể nạp lại điện cho ắc-quy khi quên mang theo bộ sạc rời. Mỗi
lần nạp điện, mất khoảng 3-4 giờ.Ắc-quy được nạp đầy có thể sử dụng để
đi hết đoạn đường 50km. Nếu sử dụng xe, chi phí cho tiền điện mỗi tháng
là 17.500 đồng.

Rời giảng đường, Phương mong muốn được học tiếp,
học sâu hơn về ngành tạo dáng công nghiệp cho dù ở Việt Nam, ngành này
vẫn còn khá mới mẻ và vẫn chưa được các doanh nghiệp trong nước chú ý
nhiều. "Đến một lúc nào đó, sản xuất công nghiệp sẽ buộc phải quan tâm
đến việc tạo dáng cho sản phẩm. Và vì vậy, tôi rất muốn được học để làm
người tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp một cách chuyên nghiệp." -
Phương khẳng định.

<table align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"><tr><td>Tạo dáng cho xe đạp điện "Cây tre" 20175528_images286793_XD_gap01_130704</td>
</tr>
<tr><td class="Image">Xe đạp điện lúc gấp vào chỉ còn 6 tấc.
</td>
</tr>

</table>



<table align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"><tr><td>Tạo dáng cho xe đạp điện "Cây tre" 20175528_images286795_XD_gap02_130704</td>
</tr>
<tr><td class="Image">Từ gấp, bung dần ra...</td>
</tr>

</table>



<table align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"><tr><td>Tạo dáng cho xe đạp điện "Cây tre" 20175528_images286797_XD_gap03_130704</td>
</tr>
<tr><td class="Image">... Trọng tâm xe rơi vào vị trí gắp định vị sau, gần sát mô-tơ.</td>
</tr>

</table>



<table align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"><tr><td>Tạo dáng cho xe đạp điện "Cây tre" 20175528_images286799_XD_yenxe130704</td>
</tr>
<tr><td class="Image">Yên
xe không sử dụng bộ giảm sốc để phù hợp với kiểu dáng nhỏ gọn của xe.
Loại cao su được dùng làm yên cần có độ đàn hồi cao, không bị xẹp lún
và gây khó chịu khi ngồi lâu.

</td>
</tr>

</table>



<table align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"><tr><td>Tạo dáng cho xe đạp điện "Cây tre" 20175528_images286801_XD_banhsau130704</td>
</tr>
<tr><td class="Image">Căm xe gồm ba chấu chịu lực, có dạng vòm cộng với đường kính nhỏ nên có khả năng chịu tải cao.
</td>
</tr>

</table>



<table align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"><tr><td>Tạo dáng cho xe đạp điện "Cây tre" 20175528_images286803_XD_poster130704</td>
</tr>
<tr><td class="Image">Poster xe đạp điện "Cây tre" (Bamboo), cũng do Châu Văn Phương thiết kế.</td>
</tr>

</table>




Được sửa bởi ruoitrau ngày 22/10/2009, 2:24 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết