forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
solsol
solsol
THÀNH VIÊN 100
THÀNH VIÊN 100
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 160
Thanks! : 5
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : HN

Thời kỳ đầu của hội hoạ Kitô giáo Empty Thời kỳ đầu của hội hoạ Kitô giáo

14/10/2009, 8:15 am
Thời kỳ đầu của hội hoạ Kitô giáo Arton2427-86160


Không
có một nền hội hoạ nào tồn tại bền bỉ - mặc dầu phải trải qua nhiều
thăng trầm của lịch sử - mà vẫn phát triển được một cách liên tục như
nền hội hoạ Kitô giáo



Thời kỳ đầu của hội hoạ Kitô giáo Ravenne



Bích hoạ ghép mảnh ở Ravenne (thế kỷ V): Justinien, hoàng đế Đông La Mã và Tổng giám mục




Mặc
dầu trong hơn hai thế kỷ đầu Công Nguyên, đạo Kitô đã bị cấm đoán, đàn
áp bởi các hoàng đế La Mã, và đã không để lại dấu tích nào đáng kể về
nền nghệ thuật Kitô giáo trong thời kỳ này, ngoại trừ vài bức bích hoạ
tìm thấy trong các hầm mộ (catacombes) ở Roma, hay vài tác phẩm tìm
thấy ở Edesse (Syrie) và ở Doura-Europos (Lưỡng Hà), song nếu chỉ kể từ
thế kỷ IV trở đi, khi đạo này đã trở thành quốc giáo, chúng ta sẽ thấy
rằng : trong lịch sử nghệ thuật, không có một nền hội hoạ nào tồn tại
bền bỉ - mặc dầu đã phải trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử - mà vẫn
phát triển được một cách liên tục như nền hội hoạ Kitô giáo.


Chỉ cần so sánh nền hội hoạ này với những nền hội hoạ
cổ đại Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, và ngay cả với những nền hội hoạ ở phương
Đông, như hội hoạ cổ điển Trung Quốc. Hội hoạ cổ đại Ai Cập, trong cả
mấy ngàn năm, đã không phát triển được, do những quy ước gần như bất di
bất dịch, không chỉ về mặt thẩm mỹ, mà chủ yếu về mặt tôn giáo. Hội hoạ
cổ điển Trung Quốc, trong nhiều thế kỷ cũng đã không có mấy thay đổi,
do cái tư tưởng minh triết của người Trung Quốc (vô ý, vô cố, vô ngã,
không loại trừ, không tranh đua, v.v.).

Ravenne, Byzance, và thời kỳ đầu của hội hoạ Kitô giáo



Năm 323, khi đạo Kitô được hoàng đế La Mã Constantin
tôn lên hàng quốc giáo, và Byzance trở thành thủ đô mới của Kitô giáo,
thì trong giáo hội có hai quan điểm đối lập nhau trên vấn đề thể hiện,
hay không thể hiện hình tượng của Chúa Giêxu và các thánh trong các nơi
thờ cúng và ngoài đời thường.

Thời kỳ đầu của hội hoạ Kitô giáo Bichhoachristcatacombe-64393

Bích hoạ trong hầm mộ ở Roma (thế kỷ IV): Giêxu






Đức giáo hoàng Gregoire Le Grand, người đứng đầu giáo
hội Tây La Mã ở cuối thế kỷ IV, chủ trương ủng hộ quan điểm thứ nhất,
ngài cho rằng hình tượng nghệ thuật có thể giúp cho các tín đồ hiểu các
truyện tích trong Kinh thánh hơn, vì phần đông dân chúng thời ấy không
biết chữ.


Người ta bắt đầu chú trọng đến sự sáng sủa, rõ ràng,
của ngôn ngữ hội hoạ, dù cho có phải đánh mất đi những nét tinh tế của
hội hoạ Hy-La ngày trước. Tuy nhiên, hội hoạ Kitô giáo ở thời kỳ này
vẫn giữ được những nét tế nhị của hội hoạ Hy-La cổ điển, và về căn bản,
tính chất nguyên khai của nó cũng có một giá trị thẩm mỹ nhất định.


Các nghệ sĩ Kitô giáo người La Mã, ngay từ đầu, đã có
một quan niệm và một phong cách diễn đạt khác hẳn với các nghệ sĩ người
ngoài đạo trong truyền thống Hy-La cổ điển trước kia, thường thiên về
tả chân, đôi khi hơi rườm rà. Bây giờ, người hoạ sĩ Kitô giáo thể hiện
các chủ đề tôn giáo một cách cô đọng và tượng trưng hơn. Các tác phẩm
ghép mảnh ở Ravenne, cũng như các bức tranh thờ "icônes" vẽ trên gỗ, là
những thí dụ tiêu biểu cho phong cách này.


Tuy nhiên, truyền thống hội hoạ cổ điển Hy Lạp vẫn là
một chỗ dựa, ít ra về mặt kỹ thuật, cho nền hội hoạ Kitô giáo vừa mới
hình thành. Người ta đã được biết trình độ và phong cách của các hoạ sĩ
người Hy Lạp và La Mã qua những bức chân dung mà họ đã thực hiện ở Ai
Cập, Pompei, v.v.vào những thế kỷ đầu Công Nguyên. Đó là một nền hội
hoạ hiện thực, theo nghĩa : vẽ những điều mắt ta nhìn thấy.


Văn Ngọc (Diễn Đàn)
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết