forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
taydoc
taydoc
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Tổng số bài gửi : 50
Thanks! : 1
Join date : 08/09/2009

Kỷ niệm 20 năm ngày mất danh họa Nguyễn Sáng (16/12/1988-2008): Người tận hiến Empty Kỷ niệm 20 năm ngày mất danh họa Nguyễn Sáng (16/12/1988-2008): Người tận hiến

12/10/2009, 12:56 pm
Sáng-Nghiêm-Liên-Phái vẫn được xưng tụng như
những đỉnh cao nghệ thuật nước nhà, bên cạnh bộ tứ đàn anh: Nhất Trí,
nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ cả về
kỹ năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn
một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam, sống
và vẽ, dấn thân và quyết liệt cho dù kết cục là một cái chết bụi đời.

Sinh
năm 1923 tại Mỹ Tho, khác với những người trong gia đình, Nguyễn Sáng
chọn cho mình một con đường riêng, mang tên: nghệ thuật. Kể từ đấy bắt
đầu cuộc vật vã hóa thân mệt nhọc, cuộc chạy đua kiệt sức tới những bến
bờ vô định của cái Đẹp. Cuộc kiếm tìm quên ngày tháng, đói nghèo, thiệt
thòi và bất hạnh.
Kỷ niệm 20 năm ngày mất danh họa Nguyễn Sáng (16/12/1988-2008): Người tận hiến Hoa1





Là người thích hội họa chính thống, Nguyễn Sáng
đã làm một cuộc viễn du đất Bắc, bởi “Chỉ có ở đấy mới hợp với cái tạng
và ước vọng sinh thành của người nghệ sĩ”. Năm 1938-1939, từ Sài Gòn
ông ra Hà Nội và thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 14
(1940-1945). Tháng 8/1945, ông tham gia Cách mạng ở Hà Nội, cuối năm
1946, lên chiến khu Việt Bắc. Cũng năm này, Nguyễn Sáng vẽ bộ tem chân
dung Hồ Chủ tịch - bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
ngoài ra ông còn vẽ giấy bạc cho Bộ Tài chính (còn gọi là giấy bạc cụ
Hồ). Hòa bình lập lại, ông về Hà Nội, ở tầng 3 nhà số 65 Nguyễn Thái
Học.


Nguyễn Sáng luôn sống cảnh “cơm niêu, nước lọ”
trong suốt hành trình nghệ thuật của mình. Ông là một kẻ lữ hành cô độc
đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong sáng tác, ông thăng hoa, bay
bổng chừng nào thì trong cuộc sống thường nhật ông vật lộn, túng quẫn
chừng ấy. Khi những người cùng thời với ông buồn cho số phận còn được
tình yêu chia sẻ, mất tình yêu còn được cuộc sống đền bù... thì ông
“Tôi chẳng có gì ngoài một tấm lòng và hai bàn tay trắng”.
Chính cái nỗi “khó sống” ấy là nguyên cớ cho
Nguyễn Sáng dồn hết mọi nỗi niềm, tâm tư vào tranh, nhờ vào đấy mà
chúng ta có một kho tàng nghệ thuật vô giá. Như một tín đồ của Mỹ thuật
giáo, ông thà tuẫn đạo chứ nhất định không chịu cải giáo. Sự tôn sùng
cái đẹp, coi cái đẹp là mục đích của nghệ thuật chi phối toàn bộ hoạt
động nghệ thuật của ông. Tranh Nguyễn Sáng khỏe khoắn và hoành tráng,
chính xác và ngang tàng. Nhưng bức Chùa Phổ Minh - sơn mài, lại hết sức
tinh tế, công phu mà táo bạo, hào phóng, giản lược, chắt lọc mà hàm
súc, sung mãn, thể hiện một bút pháp tài hoa bậc thày. Hơn nữa Nguyễn
Sáng đã khéo léo, tài tình trong việc dung hợp những họa tiết tạo hình
của tranh dân gian Việt Nam, mà chủ yếu là tranh Hàng Giấy, tranh Đông
Hồ: hình tượng lớn, mộc mạc, từng mảng lớn, khỏe khoắn, đường nét lớn,
phóng khoáng, đơn giản, không chú ý đến tiểu tiết... tạo cảm giác trở
về nguồn xa xưa của cha ông. Gắn bó với truyền thống và bản sắc văn hóa
dân tộc, kết hợp với lối diễn hình, biểu cảm mới mẻ, hiện đại qua ngôn
ngữ nghệ thuật tạo hình phương Tây: lập thể, trừu tượng, siêu thực...
làm cho tác phẩm vừa mang bản sắc dân tộc vừa chứa đựng cảm quan thời
đại.
Nhận xét về Nguyễn Sáng, lúc sinh thời nhà phê
bình Thái Bá Vân từng nói: “Ở Nguyễn Sáng, ông tiết giảm kỹ càng và
mạnh bạo đến phũ phàng các yếu tố biểu đạt. Chỉ có các bậc thày ngôn
ngữ với kho từ vựng đồ sộ và thuật dùng lời điêu luyện mới nói được
ngắn, gọn, chắc và đẹp như vậy. Làm sao có thể lầm lẫn được một Nguyễn
Sáng ở những vết chải sơn dầu rất ngon lành, ở những mảng sơn ta đang
mài bỗng dừng lại đột ngột như thức tỉnh giữa đam mê, ở những vùng sáng
lênh láng bạc như một mặt trời huyền thoại bị chọc thủng từng đám lá
xanh rì sức sống, ở những nét bút dọc ngang thỏa thích, tự do như đường
kiếm múa lên”.



Kỷ niệm 20 năm ngày mất danh họa Nguyễn Sáng (16/12/1988-2008): Người tận hiến Hoa2
Tác phẩm của Nguyễn Sáng


Vốn sẵn mang trong mình dòng máu phóng khoáng của
dân Nam bộ, hôn phối cùng sự sâu sắc, tinh tế, hào hoa của người Hà
thành đã tạo nên một Nguyễn Sáng đầy cá tính. Nguyễn Sáng vẽ cái gì ra
cái đó, và đằng sau sự rõ ràng ấy là cả một kiến thức sâu rộng về mỹ
thuật. Ông không đánh quả tù mù như một số đồng nghiệp trẻ, rồi cho đấy
mới là nghệ thuật cao mà thực ra là đánh lừa người xem không có trình
độ. Ở bức Thiếu nữ bên hoa sen - sơn mài, một thiếu nữ dịu dàng, khỏe
mạnh dáng ngồi như chuẩn bị bay lên. Đấy là hình ảnh của con người mới
làm chủ vận mệnh mình, thay cho con người ẻo lả, yếu đuối ngày xưa.
Bóng tối phía sau hình con ngựa, gợi cho người xem liên tưởng đến hình
ảnh ngựa Gióng của chàng trai làng Phù Đổng.


Nguyễn Sáng vẽ chân dung rất đơn giản và hiện
thực, lột tả hết cái thần của người mẫu, nhưng được diễn tả cách tân,
khoáng đạt không nệ thực. Ông là bậc thầy về mô tả, làm nổi bật cả tính
cách lẫn đặc điểm nhân vật. Thế nhưng bức Trong vườn chuối - sơn mài,
lại vô cùng phóng túng, một không gian thuần khiết và mãnh liệt, thơ
mộng và chân thực của làng quê Việt Nam....




Năm 1977, Nguyễn Sáng cùng vợ vào Sài Gòn sống
tại số nhà 40/05 Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh. Đến năm 1979, sau
khi cô Thủy - vợ ông - qua đời, ông trở lại Hà Nội. Nếu cô đơn là bản
chất của nghệ thuật thì Nguyễn Sáng là một nghệ sĩ thứ thiệt, nghệ sĩ
từ trong cuội nguồn. Ông không màng công danh địa vị, không lo cho cuộc
sống đời thường, chỉ tập trung vẽ. Mang nhu cầu nghệ thuật và sáng tạo
như một bản năng sống. Nguyễn Sáng tâm sự: “Nếu không phải vì nghệ
thuật, anh có rải tiền đầy đường tôi cũng giẫm lên mà đi, còn vì nghệ
thuật, tôi có thể nhặt từng đồng xu để sống”. Đó là tuyên ngôn sống của
Nguyễn Sáng - một họa sĩ tài danh, ngang ngạnh, gai góc và thất thường.
Với ông, nghệ thuật bao giờ cũng bắt đầu bằng tình yêu, lòng thành kính
và sự tự nguyện hiến dâng.
Nghệ thuật của Nguyễn Sáng gắn liền với lịch
sử Cách mạng, lịch sử nghệ thuật dân tộc. Ông là một họa sĩ hàng đầu
của hội họa Cách mạng Việt Nam; là một trong số những họa sĩ có tác
phẩm đẹp nhất về đề tài chiến tranh cách mạng, với những Giặc đốt làng
tôi, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Hành quân đêm mưa, Bộ đội nghỉ trưa
trên đồi, Thành đồng tổ quốc... Được biết, có Bảo tàng nước ngoài muốn
có bức Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ để triển lãm, họ đã đặt bảo hiểm cả
triệu đô la.
Kỷ niệm 20 năm ngày mất danh họa Nguyễn Sáng (16/12/1988-2008): Người tận hiến Ho%C3%A1%C2%BA%C2%A3



Bằng sự mẫn cảm nghệ thuật bậc thày, Nguyễn Sáng
là một trong số ít họa sĩ nước nhà thực sự trở về cội nguồn dân tộc,
tìm kiếm những gì gần gũi với đời sống mang âm hưởng nghệ thuật dân
gian. Ông đã làm một cuộc cách tân đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và
nhất là sơn mài, là người “có công lớn trong việc bẻ một ước ngoặt ngôn
ngữ cho nền hội họa mới chúng ta” (Thái Bá Vân). Chẳng hạn bức Múa vòng
- sơn mài, với bảng màu đôn nhã, bảng lảng mong manh cùng sự sắp xếp có
tiết tấu, nhịp điệu, mảng sáng tối hiện đại, tạo nên sự bay bướm thẳm
sâu của ảo giác, làm mãn nhãn người thưởng ngoạn, thấy trong tranh như
có nhạc.


Năm 1987, ông quay trở lại Sài Gòn, và ngày
16/12/1988, bước lãng du nghệ thuật của một danh họa tài năng lắm truân
chuyên đã dừng bước. Tên ông đã được ghi trong cuốn Từ điển Bách khoa
Larousse của Pháp. Thành công của Nguyễn Sáng chính là qua tranh, ông
đã nêu bật được cái nhạc điệu tâm hồn của người đương thời, những thứ
biến thiên theo thời gian, nên những bức tranh này như một sự lưu trữ
tâm trạng của quá khứ. Càng ngày càng trở nên vô giá.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết