forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
solsol
solsol
THÀNH VIÊN 100
THÀNH VIÊN 100
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 160
Thanks! : 5
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : HN

Nghệ thuật từ thủy tinh Empty Nghệ thuật từ thủy tinh

30/9/2009, 8:18 am
Nghệ thuật từ thủy tinh Icon_biggrin
Thủy
tinh không phải là các vật dụng hàng ngày như ly, bình… mà đã trở thành
tác phẩm nghệ thuật. 8 nghệ nhân thủy tinh mỹ thuật đương đại nổi tiếng
ở Australia vừa giới thiệu các sản phẩm sáng tạo độc đáo của mình tại
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong triển lãm mang tên Trắng nóng.
Nghệ thuật từ thủy tinh 04-Nghe-thuat-18109-300A1
Với
kỹ thuật điêu luyện và sự sáng tạo của các nghệ nhân, thủy tinh trở
thành tác phẩm nghệ thuật thực sự, vốn khác xa các sản phẩm truyền
thống làm từ chất liệu này. Từ thủy tinh, các nghệ nhân Jessica
Loughlin, Janice Vitkovsky và Brenden Scott French đã tạo ra những tác
phẩm hội họa. âËn tượng nhất là bức tranh có tên Động cơ – sự giao nhau 2008
(lòng dũng cảm trên bề mặt của sự mục nát), với các họa tiết được tạo
nên từ việc ghép những mảnh thủy tinh lớn, nhỏ một cách thô nháp, vẫn
còn dấu vết của sự rạn nứt, vỡ vụn và kết nối… Tác giả của bức tranh,
Brenden Scott French chia sẻ: “Đây là một phần trong tác phẩm lớn hơn,
như động cơ của chiếc xe. Tôi cố ý tạo những vết ghép sần sùi trên
tranh để thể hiện rằng, sự thô nháp cũng có thể tạo ra vẻ đẹp. Trong
cuộc sống, hoàn hảo không phải là tất cả”. Để tạo ra bức tranh này,
French đã ghép nhiều lớp thủy tinh với màu sắc khác nhau, sau đó nung
chảy để chúng hòa quyện. Thủy tinh cũng được làm mờ và nhỏ giọt với
sơn. Tác phẩm không có nhiều công đoạn phức tạp, nhưng nghệ nhân phải
nắm bắt được các lớp màu để khi nung tạo ra tác phẩm như ý. Nghệ thuật từ thủy tinh 04-Nghe-thuat-18109-300A2Nghệ thuật từ thủy tinh 04-Nghe-thuat-18109-300A3
Với Trắng nóng, thủy tinh như được khoác lên mình diện mạo của các vật liệu khác. Đôi mắt thủy tinh trong Sự vắng mặt trói buộc của chúng ta như cái bóng của một người đàn bà mù
của Itzel Tazzyman có màu đen xám của sắt thép, hay thủy tinh thổi của
Nedège Desgenétez như gốm men nghệ thuật. Wendy Faiclough lại khiến các
tác phẩm như phủ định chất liệu của chúng. Với thủy tinh thổi tay và
mài bằng cát phun, bà đã tạo ra những vật dụng có vẻ ngoài như chất
liệu nhựa. Sắp xếp những bình, chậu và phễu, ca nước, bình nước… kết
hợp với một màu sắc khô nẻ, tác phẩm Tĩnh vật #6 thể hiện sự khát khao của con người luôn phải sống trong điều kiện hạn hán khắc nghiệt ở Australia.
Nghệ thuật từ thủy tinh 04-Nghe-thuat-18109-300A4Trắng nóng
không thuần túy giới thiệu các tác phẩm được tạo ra từ thủy tinh, mà
còn có sự kết hợp thủy tinh với các loại hình nghệ thuật khác. Nghệ
nhân Itzel Tazzyman đưa thủy tinh vào “vương quốc” của nghệ thuật sắp
đặt. Ông đặt thủy tinh kề bên gỗ thông, chất liệu thông dụng được làm
và sản xuất hàng loạt, để tạo ra sự tương phản vật liệu. Deirdre Feeney
lại kết nối thủy tinh với việc chiếu các hình ảnh chuyển động để khám
phá sự chồng lên nhau của kiến trúc và ký ức. Chiếu phim qua cái khung
là ngôi nhà bằng thủy tinh đục, tác giả đã tạo ra sự tương tác của bên
trong và bên ngoài, khiến người xem như được quan sát ngôi nhà xuyên
qua ô cửa sổ... Quan sát các tác phẩm tại triển lãm, họa sỹ Đỗ Mạnh
Cương nhận xét: “Chất liệu thủy tinh đã tạo ra sự khác biệt về ánh
sáng, màu sắc, tạo ra sự pha trộn độc đáo. Ánh sáng động chiếu trong
không gian ngôi nhà thủy tinh gợi ra những hình ảnh vừa ảo vừa thực,
đem đến cho người xem những suy nghĩ, cách hiểu khác nhau…”Nghệ thuật từ thủy tinh 04-Nghe-thuat-18109-300A5
Nghệ thuật từ thủy tinh 04-Nghe-thuat-18109-300A6Các tác phẩm trong triển lãm Trắng nóng
đã làm nổi bật sức mạnh của sự tinh xảo trong cả chất liệu cũng như ý
tưởng, tạo thành một bộ sưu tập độc đáo của nghệ thuật đương đại. Phụ
trách triển lãm Sarah Bond nói: châu Úc và châu Á rất gần gũi, cần có
sự giao lưu về văn hóa, và con đường ngắn nhất, dễ dàng nhất là bằng
nghệ thuật. Triển lãm không chỉ nhằm giới thiệu các tác phẩm thủy tinh
nghệ thuật đương đại, một xu hướng rất phổ biến ở Australia nhưng còn
khá mới ở Việt Nam, mà qua đó còn mong muốn tăng cường sự hiểu biết,
trao đổi giữa các nghệ sỹ và công chúng của 2 nước.

Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết