forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
bactran
THÀNH VIÊN 5
THÀNH VIÊN 5
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 13
Thanks! : 0
Join date : 27/10/2013
Age : 33

Những vai trò mới của CFO trong thời đại ngày nay Empty Những vai trò mới của CFO trong thời đại ngày nay

17/12/2013, 12:02 am
Giám đốc tài chính (CFO) thường được biết đến như người quản lý rủi ro tài chính doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính và lập báo cáo cho ban quản trị. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, vai trò của CFO đã được mở rộng ra hơn rất nhiều. Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Accenture, sự liên quan giữa hiệu quả làm việc cao của phòng tài chính và hiệu quả kinh doanh tốt của doanh nghiệp lên đến 70%. Điều này có nghĩa là vai trò của CFO đã được nâng cao. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thay đổi trong trách nhiệm của CFO - từ việc là người phản ánh kết quả kinh doanh trở thành người tư vấn chiến lược, giúp chèo lái con thuyền doanh nghiệp qua giai đoạn khó khăn và định hướng hoạt động kinh doanh của công ty.
Trách nhiệm mới của CFO

Ngày nay, môi trường năng động và đầy thử thách đòi hỏi các CFO phải không ngừng thay đổi để dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng đến thành công. Bản báo cáo gần đây của Deloitte và Touch LLP đã phân loại vai trò của CFO vào 4 chức năng chính, những chức năng đã góp phần mở rộng vai trò của họ như đã đề cập ở trên. Dưới đây là 4 vai trò mới của những CFO hiện đại:

Quản lý: kế toán, kiểm soát, quản trị rủi ro, bảo quản tài sản là những công việc của nhà quản lý, người phải đảm bảo được sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với những yêu cầu về kiểm soát và lập báo cáo tài chính.
Điều hành: mức độ hiệu quả và cấp độ dịch vụ là hai yếu tố mà một người điều hành phải chú trọng. Trách nhiệm của họ là phải nỗ lực cân bằng giữa chi phí và cấp độ dịch vụ của doanh nghiệp và điều chỉnh mô hình vận hành tài chính khi cần thiết.
Chiến lược: Công việc của nhà hoạch định chiến lược là định hình tương lai của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất và giá trị doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những quan điểm tài chính về việc cải tiến và tăng lợi nhuận.
Xúc tác: Người đóng vai trò chất xúc tác trong doanh nghiệp có thể xem là một đại sứ của sự thay đổi, người đấu tranh để đạt được sự liên kết trong doanh nghiệp và là một đối tác kinh doanh của các nhân sự chủ chốt khác, bao gồm các trưởng chi nhánh, Giám đốc bộ phận Thông tin, trưởng phòng kinh doanh và tiếp thị.
Vai trò của người quản lý và vận hành là kiểm soát và nâng cao hiệu quả hoạt động, gần với những trách nhiệm truyền thống của CFO, trong khi chức năng xúc tác và hoạch định chiến lược thể hiện vai trò một nhà tư vấn đáng tin cậy của những thành viên khác trong ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Bên cạnh những chức năng truyền thống như quản lý và vận hành, ngày nay các CFO còn đóng vai trò của người xúc tác và nhà chiến lược hỗ trợ cho các thành viên khác trong ban lãnh đạo. CFO giúp đảm bảo các kế hoạch của doanh nghiệp đi đúng hướng, những ý tưởng luôn được xây dựng dựa trên những phân tích hợp lý và mọi hoạt động đều diễn ra như kế hoạch.

Vậy câu hỏi đặt ra là: “Điều gì đã tạo nên sự biến chuyển này?” Trả lời câu hỏi này giúp chúng ta hiểu rõ hơn những mục tiêu mà CFO phải đáp ứng. Mặc dù vẫn còn nhiều yếu tố cần xem xét, nhưng nguyên nhân chính là do sự thiếu kiên định của các CFO.

Tại sao lại có sự thiếu kiên định này?

Yếu tố tạo nên sự thiếu kiên định

Yếu tố đầu tiên dẫn đến sự thiếu kiên định là sự thiếu tự tin của các CFO gây ra bởi nền kinh tế trì trệ kéo dài. Ở Anh và Bắc Mỹ, sự lạc quan của các CFO đã sụt giảm mạnh, hạn chế niềm tin vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Tình hình ở khu vực Trung Đông và Châu Á Thái Bình Dương có tích cực hơn. Tuy nhiên, sự tự tin tại đây nhìn chung vẫn thấp, ở mức 50% so với mức 72% ở Trung Đông, 31% và 16% ở Ấn Độ và Úc. Thêm vào đó, mức độ thiếu ổn định của các hoạt động kinh doanh cũng đã đạt mức cao nhất trong hơn một năm qua tại Úc.

Tình trạng hợp nhất ngày càng tăng là yếu tố thứ hai, dù trong một số trường hợp tình trạng này là tác dụng phụ của khủng hoảng kinh tế. Theo kết quả khảo sát, các hoạt động thu mua và sát nhập diễn ra ở tất cả các ngành, với tổng giá trị 86 tỷ USD cho 369 thương vụ trong năm 2011. Trong đó, hơn một nửa số tiền đến từ các giao dịch tài nguyên bất thường. Con số này trong năm 2012 vẫn tiếp tục tăng.

Yếu tố cuối cùng mà chúng ta không thể bỏ qua là công nghệ. Khi doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ tân tiến cho các nhu cầu thay đổi, nó có thể là một tài sản quý báu hoặc cũng có thể là một trở ngại không được hoan nghênh. Khi nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi và vai trò của phòng tài chính được đề cao, doanh nghiệp sẽ thấy rằng thứ công nghệ mà họ sở hữu đã quá lỗi thời và không thể giúp họ đáp ứng những yêu cầu tăng trưởng. Đồng thời, công nghệ mới như công nghệ di động, điện toán đám mây, truyền thông xã hội, dữ liệu lớn đang phát triển một cách độc lập, buộc doanh nghiệp phải áp dụng trước khi có thể hoà hợp chúng vào guồng máy vận hành. Bốn loại công nghệ này được miêu tả như là “những thế lực liên kết” tạo ra những khuôn mẫu thông tin và viễn cảnh phát triển mới.

Vai trò của CFO, bên cạnh những trách nhiệm truyền thống như kiểm soát báo cáo tài chính, được mở rộng ra cả việc đưa bộ phần tài chính nói riêng và toàn bộ doanh nghiệp nói chung tiến đến tương lai bằng những nền tảng công nghệ mới.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết